SSL là gì? Tất cả kiến thức về SSL [CẦN BIẾT]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

SSl là chứng chỉ bảo mật mà website nào cũng cần có. Tại sao lại có khẳng định như vậy. SSL là gì? Có những loại Chứng chỉ số SSL/TLS nào thông dụng cho website? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

ssl là gì1. SSL là gì?

SSL có tên đầy đủ là Secure Sockets Layer, công nghệ tiêu chuẩn đảm bảo kết nối giữa máy chủ web và trình duyệt được an toàn. Nghĩa là dữ liệu được truyền giữa web server và trình duyệt web sẽ được duy trì một cách riêng tư, đáng tin cậy. Hầu hết các website hiện nay đều sử dụng SSL để bảo vệ các giao dịch trực tuyến. Đặc biệt là các trang web bán hàng.

2. Vai trò của SSL

2.1. Xác thực website

Chứng chỉ SSL đảm bảo bạn cung cấp thông tin đến đúng máy chủ. Tránh việc bị những kẻ mạo danh đánh cắp thông tin trên website. Các tiêu chuẩn của chứng chỉ đã vượt qua nhiều cuộc kiểm tra danh tính và chứng thực để làm được điều này.

2.2. Tăng sự tin cậy cho trang và người dùng truy cập

Trình duyệt web luôn cung cấp cho người dùng tín hiệu để họ biết rằng truy cập của mình là an toàn. Biểu hiện là khóa xanh lá cây bên cạnh URL của trang.

Từ đó trang web sẽ nhận được sự tin tưởng hơn của người dùng. Chứng minh đây là một site an toàn để click và truy cập.

vai trò của ssl

SSL chuyển trang web từ giao thức HTTP sang HTTPS. Giao thức giúp chống lại các cuộc tấn công lừa đảo. Website giả mạo của hacker rất khó có được một chứng chỉ SSL. Tránh việc kẻ gian mạo danh website của bạn. Người dùng ít bị lừa đảo hơn và danh tiếng của trang web cũng không bị ảnh hưởng.

2.3. Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn PCI Compliance

Với các website bán hàng thì việc thêm thẻ tín dụng trên trang phải tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ. Gọi là Payment Card Industry – viết tắt là PCI. Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc là sử dụng chứng chỉ SSL.

vai trò của chứng chỉ ssl

Hiểu đơn giản là nếu trang web của bạn dùng để kinh doanh, cho phép thanh toán trực tuyến thì bắt buộc phải có chứng chỉ SSL.

2.4. SSL mã hóa những thông tin nhạy cảm trên web

Khi thông tin của bạn được chia sẻ trên internet, sẽ truyền từ thiết bị đến máy chủ web. Bất cứ máy tính nào ở giữa kết nối của bạn và máy chủ đề có thể thấy thông tin như thẻ tín dụng, tên tài khoản, mật khẩu,…nếu chúng chưa được mã hóa với chứng chỉ SSL.

Vì thế, SSL mã hóa các thông tin nhạy cảm và giữ chúng an toàn khi được gửi qua internet. Chỉ những người nhận được chỉ định mới có thể nhìn thấy và hiểu nó.

2.5. SSL còn giúp tối ưu SEO

Một trong những tiêu chí xếp hạng website của Google chính là trang web an toàn. Vì thế khi có chứng chỉ SSL trang web sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn. Khả năng thu hút được nhiều traffic từ tìm kiếm tự nhiên của người dùng.

Tham khảo: SEO là gì? Kiến thức cơ bản SEOer cần biết

3. Nguyên tắc hoạt động của SSL

SSL mã hóa kết nối. Chuyển những thông tin nhạy cảm thành những thông tin đã được mã hóa chỉ để máy chủ nhận. Quá trình này diễn ra như sau.

nguyên tắc hoạt động của chứng chỉ SSL

Bước 1: Người dùng chọn truy cập 1 địa chỉ bất kỳ trên internet.

Ví dụ: nhanhoa.com

Bước 2: SSL handshake diễn ra

Máy chủ web sẽ nhận yêu cầu kết nối. Sau đó gửi phản hồi đang cố gắng để thiết lập kết nối tin cậy giữa máy chủ web và trình duyệt.

Bước 3: Chứng chỉ SSL xác nhận thông tin qua SSL handshake

Dữ liệu được truyền giữa máy tính, máy chủ và trình duyệt web được mã hóa để đảm bảo riêng tư và an toàn.

4. Phân loại chứng chỉ số SSL/TLS thông dụng với website

4.1. Domain Validation SSL – Chứng thực tên miền

Domain Validation SSL xác thực tên miền của website. Mã hóa tên miền an toàn khi trao đổi dữ liệu.

4.2. Extended Validation SSL – Chứng thực bảo mật cao nhất

Toàn bộ dữ liệu trên website sẽ được mã hóa và đảm bảo chứng thực bảo mật cao nhất. Dĩ nhiên các yếu tố trên web đều đã được rà soát kỹ càng để sở hữu chứng chỉ SSL này.

4.3. Organization Validation – Chứng thực chủ sở hữu web

Chứng chỉ SSL này khẳng định website là doanh nghiệp đứng tên có chung chủ sở hữu. Phân biệt với các trang web giả mạo không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

4.4. Subject Alternative Names – Chứng thực tên miền con

Chứng chỉ SSL Subject Alternative Names bảo đảm cho các tên miền con của website. Ví dụ blog.nhanhoa.com, wiki.nhanhoa.com là những tên miền con của tên miền nhanhoa.com.

Có chứng chỉ này chứng minh 2 tên miền phụ trên thuộc quyền sở hữu của nhanhoa. Chứng chỉ SANs đáp ứng yêu cầu an toàn với máy chủ. Tiết kiệm chi phí triển khai SSL khi tách riêng từng tên miền.

4.5. Wildcard SSL Certificate – Chứng thực chung cho tên miền chính và phụ

Chứng chỉ cho phép dung chung cho tên miền chính và tất cả các tên miền phụ. Đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến như đăng ký, đăng nhập, đặt hàng, thanh toán của nhiều website có chung gốc tên miền. Đặc biệt phù hợp với các trang web thương mại điện tử. Khi mỗi e-store là một tên miền phụ nằm trên một địa chỉ IP khác nhau.

5. Đánh giá ưu, nhược điểm của chứng chỉ SSL

5.1. Ưu điểm

  • Dễ mua, dễ cài đặt, dễ đăng ký. Có rất nhiều nhà cung cấp chứng chỉ SSL tại Việt Nam. Điển hình như Nhân Hòa. Mua trực tiếp tại link: https://nhanhoa.com/ssl-bao-mat/bang-gia-comodo-ssl.html
  • Giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và uy tín thương hiệu
  • Bảo mật giao dịch an toàn trên website
  • Bảo mật webmail và các ứng dụng liên quan
  • Bảo mật tài khoản truy cập và quản trị trang
  • Bảo mật các dữ liệu được truyền nội bộ trên web
  • Xác thực mọi giao dịch trên website

ưu điểm của chứng chỉ ssl

5.2. Nhược điểm

  • Chi phí mua chứng chỉ SSL khá cao. Bởi nó bao gồm chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy để xác thực danh tính.
  • Tiêu tốn tài nguyên trên máy chủ. Vì thông tin truyền đi đều sẽ được mã hóa. Bạn sẽ nhận thấy rõ ở những website có nhiều khách truy cập. Điều này có thể khắc phục bằng cách nâng cấp phần cứng mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn là một nhược điểm với các website nhỏ và máy chủ có hiệu suất không cao.

6. Bảng giá SSL

6.1. Bảng giá Comodo SSL

bảng giá comodo ssl

Link đăng ký: https://nhanhoa.com/ssl-bao-mat/bang-gia-comodo-ssl.html

6.2. Bảng giá Geotrust SSL

Link đăng ký:

bảng giá geotrust ssl

https://nhanhoa.com/ssl-bao-mat/bang-gia-geotrust-ssl.html

6.3. Bảng giá Digicert SSL

bảng giá digicert ssl

Link đăng ký:

https://nhanhoa.com/ssl-bao-mat/bang-gia-symantec-ssl.html

7. Cách kiểm tra ngày hết hạn của SSL và các thông tin khác

Sau khi đăng ký xong chứng chỉ SSL. Bạn được cài đặt chứng chỉ này trên máy chủ. Để kiểm tra chứng chỉ bạn có thể sử dụng các trang web sau.

Comodo: https://sslanalyzer.comodoca.com/

Digicert: https://www.digicert.com/help/

Thawte: https://search.thawte.com/support/ssl-digital-certificates/index?page=content&id=SO9555

Verisign: https://knowledge.verisign.com/support/ssl-certificates-support/index?page=content&id=AR1130

RapidSSL: https://knowledge.rapidssl.com/support/ssl-certificate-support/index?page=content&id=SO9556

GeoTrust: https://knowledge.geotrust.com/support/knowledge-base/index?page=content&id=SO9557

8. Cách lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp

8.1. Dựa trên quy mô website

 – Nếu hoạt động với tư cách cá nhân bạn chỉ có thể đăng ký SSL với kiểu chứng thực DV(Chứng thực qua Tên Miền).

– Nếu hoạt động với tư cách tổ chức hoặc doanh nghiệp. Ngoài DV SSL bạn còn có thể đăng ký SSL với các kiểu chứng thực khác như OV SSL hay EV SSL.

8.2. Dựa trên mục đích sử dụng SSL là gì

Bảo mật các trang web thương mại điện tử,ngân hàng điện tử,sàn chứng khoán với các giao dịch có giá trị lớn hay truy xuất các thông tin nhạy cảm.

Quý khách chỉ nên sử dụng EV SSL với mức chứng thực mở rộng.Là loại chứng chỉ uy tín nhất,EV SSL có thanh địa chỉ màu xanh chứa thông tin tổ chức và doanh nghiệp.Kèm theo với các mức bảo hiểm lớn lên tới hàng trăm nghìn đô la một vụ.

– Bảo mật các trang đăng nhập,đăng ký,thanh toán,webmail và các nhu cầu đơn giản.

DV SSL sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản này.Với thời gian cung cấp và triển khai nhanh chóng gần như ngay lập tức.

Chứng thực tên miền được sở hữu bởi doanh nghiệp hay tổ chức. Nâng cao uy tín của website.

OV SSL đáp ứng được các nhu này.EV SSL sẽ là tốt nhất vì nó cung cấp thêm thanh địa chỉ chứng thực màu xanh chứa thông tin tổ chức.Tuy nhiên thời gian triển khai và quy trình chứng thực mất khá nhiều thời gian từ 5-10 ngày.

– Có nhu cầu sử dụng cho nhiều Subdomain (tên miền phụ) của một tên miền.Ví dụ như :

payments.nhanhoa.com.vn

login.nhanhoa.com.vn

webmail.nhanhoa.com.vn

*.nhanhoa.com.vn

Wildcard SSL là giải pháp tiết kiệm dành cho bạn.Nó có khả năng cung cấp cho không giới hạn subdomain chỉ với một chứng chỉ duy nhất. Wildcard SSL bao gồm 2 kiểu chứng thực là DV và OV.

9. Lời kết

Trên đây là tất cả các thông tin để ai cũng có thể hiểu rõ SSL là gì. Hiểu đơn giản nó là một chứng chỉ bảo mật web dùng để mã hóa thông tin trên website. Đảm bảo thông tin trên web được an toàn và riêng tư. Website nào cũng nên có đặc biệt là các website bán hàng và sàn thương mại điện tử.

nhanhoa

Để được tư vấn và giải đáp kỹ hơn về SSL. Bạn liên hệ thông tin sau.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

 Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002