Giá trần là gì? [QUAN TRỌNG] Quy tắc làm tròn giá trần

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Để trở thành một nhà đầu tư tài năng bên cạnh các kỹ năng đọc hiểu bảng giá bạn cần nắm được các thông tin về các chỉ số. Cụ thể là 3 chỉ số giá trần, giá sàn và giá tham chiếu. Trong bài viết này Nhân Hòa sẽ giúp bạn giải thích khái niệm giá trần là gì? Cách phân biệt 3 hình thức giá này!

Contents

Giá trần là gì?

Giá trần là gì?

– Giá trần là gì?

Giá trần chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư bán cổ phiếu đang nắm giữ. Đây có thể là mức giá mà nhà đầu tư tự định để khi giá chứng khoán giản đến mức này thì sẽ bán ra

Việc áp dụng tốt giá trần chứng khoán là một chiến lược hạn chế mức lỗ tốt nhất. Trên bảng giá chứng khoán tại các cơ sở giao dịch, các mức giá được quy định bằng màu sắc. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt một cách rõ ràng

– Giá trần trong kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô, khi giá cân bằng trên thị trường quá cao. Bằng cách đặt ra một mức giá trần thấp hơn, chính phủ hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa với giá thấp. Điều này được coi là ý nghĩa xã hội to lớn như những người có thu nhập thấp vẫn có quyền truy cập vào hàng hóa quan trọng

Chính sách thường được áp dụng ở một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn,…

– Giá trần trong thị trường tự do

Trong thị trường tự do, trạng thái dư cầu chỉ là tạm thời vì nó tạo ra áp lực tăng giá. Điều này làm cho lượng cầu dư thừa dần bị loại bỏ. Khi đó thị trường di chuyển đến điểm cân bằng

>>> Xem thêm: Sideway là gì? Dấu hiệu nhận biết thị trường Sideway trong Forex

Quy định về giá trần trong chứng khoán

Quy định về giá trần trong chứng khoán

Trên bảng giá chứng khoán tại các cơ sở giao dịch, các mức giá này đều được quy định bằng các màu sắc nhất định giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt được chúng với nhau. Đối với chứng khoán, theo quy định của sàn HOSE và HNX, giá này sẽ được niêm yết bằng màu tím

Ngoài ra, tại một vài tổ chức, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể đọc bảng giá trần bằng cách nhìn vào những ký hiệu cụ thể. Theo quy định, giá trần sẽ được xác định bằng ký hiệu CE (ceiling). Giá sàn sẽ được thêm ký hiệu FL (sàn) ở bên cạnh

Đặc biệt, giá trần trong chứng khoán còn được áp dụng quy tắc để giải quyết hầu hết các vấn đề khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động cho ra số lẻ. Với những quy định đó sẽ giúp nhiều nhà đầu tư dễ dàng phân biệt cũng như tìm hiểu sâu hơn về đầu tư chứng khoán

>>> Xem thêm: Defi là gì – Tổng quan những điều [KHÔNG THỂ BỎ QUA]

Sự khác biệt giữa giá sàn, giá tham chiếu và giá trần là gì?

– Giá sàn là gì?

Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch

Công thức tính:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Ví dụ: Trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000đ/cổ phiếu)

+ Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3

+ Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7

Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 20.700 – 25.300 đồng/cổ phiếu

– Giá tham chiếu là gì?

Được hiểu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Mỗi sàn giao dịch sẽ có cách tính giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể: 

+ Sàn giao dịch HOSE (Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM): Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

+ Sàn HNX: Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

+ Sàn UPCOM: Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Sự khác biệt giữa giá sàn, giá tham chiếu và giá trần là gì?

– Sự khác biệt giữa giá trần và giá sàn trong chứng khoán

Tiêu chí Giá trần Giá sàn
Khái niệm Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá sàn chứng khoán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch.
Công thức tính Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động). Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động).
Quy định về màu sắc Giá trần được thể hiện bằng màu tím trên bảng giá Giá sàn được thể hiện bằng màu xanh da trời trên bảng giá

Cách thể hiện giá tham chiếu, giá sàn và giá trần là gì?

Trên bảng giá thường quy định màu cho các mức giá để nhà đầu tư dễ phân biệt. Theo Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, giá tham chiếu được hiển thị màu vàng, giá trần màu tím, giá sàn màu xanh da trời. Các mức giá tăng và giảm còn lại được hiển thị lần lượt là màu xanh lá cây và màu đỏ.

Ngoài ra, ở một số công ty chứng khoán, mức độ tăng/giảm giá của cổ phiếu có thể được hiển thị dựa trên sắc độ xanh hoặc đỏ. Cổ phiếu tăng giá càng mạnh thì màu xanh càng đậm. Cổ phiếu càng giảm giá thì màu đỏ càng đậm và ngược lại. 

Quy tắc làm tròn giá sàn, giá trần là gì?

Quy tắc làm tròn giá sàn, giá trần là gì?

– Quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn

Theo quy định thì biên độ dao động của sàn HOSE, HNX và UpCom lần lượt là 7%, 10% và 15%. Vậy nên khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động thì chủ yếu là sẽ ra số lẻ. Vì vậy, chúng ta có quy tắc làm tròn giá sàn và giá trần để xử lý vấn đề này

+ Ví dụ

Cổ phiếu BVH trên sàn HOSE có giá tham chiếu là 79.800 đồng/cổ phiếu

Biên độ dao động của sàn HOSE là 7% tương đương với 5,586. Theo cách tính lý thuyết thì giá trần là 79.80*(1+7%) = 85.386 và giá sàn là 79.80*(1-7%) = 74.214

Giá cổ phiếu BVH lớn hơn 50,000đ nên bước giá mỗi lần nhảy phải chia hết cho 100. Giá trần và giá sàn cũng không ngoại lệ

Hai giá trị 5.500 và 5.600 là 2 giá trị gần với 5.586 nhất và thỏa mãn chia hết cho 100. Thêm một quy định nữa là giá trị biên độ dao động làm tròn không được lớn hơn giá trị ban đầu. Vậy chỉ có giá trị 5,500 là thích hợp nhất

Vậy giá trần của cổ phiếu BVH là 79.80+5.500 = 85.3 và giá sàn là 79.80-5.500 = 74.3. Chúng ta thấy hoàn toàn khớp với bảng giá điện tử

– Quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động

+ Giá trị biên độ phải phù hợp với quy định bước giá chia hết

+ Giá trị biên độ làm tròn phải bé hơn giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với 1% biên độ theo quy định của từng sàn

>>> Xem thêm: Midcap là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu Midcap không?

Kết luận

Hy vọng với các chia sẻ trên đây, phần nào sẽ giúp bạn hiểu và giải thích được khái niệm giá trần là gì? Giá sàn là gì? Cũng như công thức tính, cách làm tròn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập ngay website nhanhoa.com để tìm hiểu nhé!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002