Trader là một thuật ngữ khá quen thuộc trong thị trường tài chính Việt Nam. Thế nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về công việc này và không thực sự hiểu nghề Trader là gì. Ngoài ra còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa Trader và Investor. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và làm rõ những vấn đề này nhé!
Trader là gì?
Trader là gì?
Trong thị trường tài chính, Trader là một cá nhân thực hiện các giao dịch mua/bán các sản phẩm tài chính như các cặp tiền tệ, các loại chứng khoán,… Các giao dịch này thường được thực hiện với danh nghĩa bản thân hoặc đại diện cho tổ chức khác. Nói đến Trader là nói đến sự đầu cơ mang tính ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả.
Hiện nay, đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn giao dịch như một công việc thực sự. Công việc của một Trader yêu cầu họ phải có nhu cầu kiến thức về thị trường, kinh nghiệm và khả năng chịu áp lực cao.
>>> Xem thêm: Warren Buffett là ai? Bài học đầu tư [ĐẮT GIÁ] của Warren Buffett
Công việc chính của Trader là gì?
– Trader Crypto
Xu hướng đầu tư vào tiền điện tử đang cực hot trong những năm gần đây. Thị trường Crypto thường xuyên diễn ra biến động mạnh về giá. Một mã tiền điện tử nào đó có thể tăng hoặc giảm đến vài trăm hay thậm chí vài ngàn phần trăm chỉ sau một thời gian ngắn
Do đó, công việc của một Trader Crypto rất áp lực. Bởi công việc của một Trader Crypto thường liên quan đến nghiên cứu xu hướng thị trường tiền điện tử
+ Nghiên cứu các dự án tiền mã hóa
Gồm cả dự án mới lên sàn, sắp lên sàn hoặc đã phát hành coin từ trước
+ Phân tích dữ liệu thị trường
Giá cả theo thời gian thực, biến động giá cả, khối lượng giao dịch, sàn giao dịch niêm yết loại đang nghiên cứu
+ Đưa ra dự đoán
Dựa vào phân tích kỹ thuật kết hợp với tin tức thị trường, Trader Crypto cần đưa ra dự đoán xu hướng giá cả. Từ đó quyết định nên đặt lệnh mua hay bán vào với từng loại coin cụ thể
Công việc chính của Trader là gì?
– Trader vàng
Vàng vẫn giữ vị thế như một kênh đầu tư an toàn và ổn định nhất. Không chỉ cá nhân, tổ chức mà chính phủ tại nhiều quốc gia cũng chọn vàng là để tích trữ bên cạnh đồng USD
Trader hoạt động trong lĩnh vực giao dịch kim loại quý này mặc dù không chịu áp lực quá lớn nhưng vẫn phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc
+ Tiến hành phân tích và đưa ra dự đoán giá vàng để đưa ra quyết định mua đúng thời điểm
+ Xác định rủi ro và đưa ra lệnh bán, cắt lỗ hoặc bảo toàn lợi nhuận
+ Luôn theo dõi, cập nhật tin tức giá vàng mỗi ngày
– Trader chứng khoán
Thị trường chứng khoán nói chung bao gồm nhiều loại hình sản phẩm đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu,… Sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên đã hoạt động đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000. Bên cạnh sàn nội địa, Trader còn hoạt động tích cực tại các sàn chứng khoán nước ngoài
Công việc của một Trader chuyên về chứng khoán khá vất vả. Cụ thể:
+ Tiến hành phân phối kỹ thuật
Các công cụ phân tích kỹ thuật đặc biệt quan trọng với Trader chứng khoán. Dựa vào biểu đồ giá kết hợp với những công cụ phân tích cơ bản và chuyên sâu, Trader có thể phần nào dự đoán hướng dịch chuyển giá tiếp theo của thị trường
+ Đề ra chiến lược đầu tư
Khi đã định hình được xu hướng giá cả, việc tiếp theo Trader cần làm là xây dựng chiến lược đầu tư trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Bên cạnh đó, Trader còn phải có sẵn kế hoạch quản lý rủi ro trong trường hợp thị trường diễn biến không như mong đợi
+ Bắt đầu giao dịch
Lệnh giao dịch cần đặt đúng thời điểm mới có thể giúp Trader tối ưu hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu tối đa thua lỗ
– Trader Forex
Đầu tư ngoại hối hiện nay vẫn chưa được chấp nhận tại Việt Nam đối với những Trader cá nhân
Trader cá nhân mặc dù vẫn có thể tham gia nhưng hầu như không được bảo vệ quyền lợi gì. Nếu là một Trader Forex chuyên nghiệp, công việc bạn cần làm sẽ khá nhiều
+ Nghiên cứu các cặp tiền tệ tiềm năng trên sàn môi giới, chọn ra cặp tiền tệ phù hợp nhất để đầu tư
+ Đặt lệnh mua vào và bán ra đúng thời điểm theo phân tích thị trường. Sử dụng lệnh cắt lỗ để bảo toàn lợi nhuận hoặc giảm nhiều thiệt hại
+ Tiếp tục nghiên cứu thông tin thị trường, tin tức có liên quan ảnh hưởng đến giá cả các cặp tiền tệ sẽ trade
Cơ hội và thách thức khi trở thành Trader là gì?
– Cơ hội khi trở thành Trader
+ Đa dạng lĩnh vực và vị trí lựa chọn
Tương tự như đầu tư, một Trader có thể tham gia mua bán, thực hiện giao dịch với nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc,… Sự xuất hiện của các loại, các dạng tài sản mới đồng nghĩa người giao dịch có thêm những lựa chọn
Tuy nhiên lĩnh vực tài chính vẫn là trọng tâm được Trader hướng đến bởi tính linh hoạt, thuận tiện so với tài sản khác. Xét theo vị trí công việc, khi đã có kinh nghiệm của một Trader, bạn có thể tiếp tục giao dịch kiếm lợi nhuận, trở thành tư vấn viên hoặc mở lớp đào tạo Trading,…
+ Tính linh hoạt, ít gò bó trong công việc
Bạn có thể làm nghề Trader Forex hay nghề Trader chứng khoán, lựa chọn nghề Trader chuyên nghiệp hoặc coi như nghề tay trái,… Tất cả đều không gò bó, bắt buộc. Bạn hoàn toàn chủ động về thời gian và địa điểm làm việc, có thể làm mọi lúc, mọi nơi tùy theo ý muốn
Đặc biệt, với những tiến bộ của công nghệ 4.0, tính linh hoạt trong nghề Trader càng được phát huy nhiều hơn nữa. Một điểm tuyệt vời khác, bạn có thể lựa chọn làm người giao dịch toàn thời gian hoặc tranh thủ bên cạnh công việc chính. Tương tự như CTV bán hàng online nhưng tiềm năng hơn
+ Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm tài chính hữu ích
Thực tế, đây vừa là đòi hỏi, vừa là lợi ích đối với một Trader. Quá trình này cần thời gian để tích lũy và hình thành, không thể sở hữu trong ngày một, ngày hai. Chính những kiến thức tài chính này sẽ là công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong cuộc sống, nhất là với những ai có định hướng lớn hơn như xây lập công ty, kinh doanh
+ Cơ hội lợi nhuận cao
Dù là kinh doanh hay Trading thì đều hướng tới lợi nhuận. Song thu nhập của công việc Trader có thể là những con số khổng lồ mỗi ngày nếu bạn có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Điều này không phải chuyện dễ nhưng thực sự là đáng để bạn thử sức dù chỉ một lần
Ngoài ra, có thể kể tới những thuận lợi cũng chính là một số yêu cầu khác của công việc này như: luôn cập nhật thông tin từ nhiều lĩnh vực, mở rộng mối quan hệ đối tác,…
Cơ hội và thách thức khi trở thành Trader là gì?
– Thách thức khi trở thành Trader
+ Thị trường tài chính phức tạp và nhiều rủi ro
Tài chính là lĩnh vực khó, phức tạp hàng đầu hiện nay. Để một cá nhân hiểu và phân tích thị trường sẽ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi. Ngoài ra, lĩnh vực tài chính luôn biến động và không bao giờ có quy luật cụ thể
+ Một số lĩnh vực Trading chưa được hợp pháp hóa tại Việt Nam
Forex, Crypto chưa được chính phủ Việt Nam công nhận tính hợp pháp. Điều này không có nghĩa là bạn không thể trở thành một Trader. Tuy nhiên, nếu có phát sinh bạn sẽ không được bảo vệ. Đây là điều mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng phải lưu ý
+ Tiêu tốn thời gian phân tích, nghiên cứu
Phân tích kỹ thuật, chỉ số P/B, chỉ số P/E,… tất cả đều là những kiến thức cần thiết mà người làm nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader forex phải nắm rõ. Đây là những nội dung khó hiểu, khó thuần thục và vận dụng tốt. Bạn buộc phải dành thời gian nghiên cứu, học hỏi trước khi hướng tới nghề Trader chuyên nghiệp
>>> Xem thêm: Bitcoin là gì? Làm sao để đào được Bitcoin?
Sự khác biệt giữa Investor và Trader là gì?
Trader có thời gian nắm giữ vị thế ngắn hơn so với Investor, ngoại trừ Position Trader có thời gian nắm giữ vị thế khá lâu. Nếu Trader tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản lúc mở và đóng giao dịch thì các Investor sẽ tập trung hơn vào sự gia tăng giá trị nội tại của tài sản. Trader có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường đi xuống nhưng Investor chỉ kỳ vọng thị trường tăng trưởng đi lên.
Đặc điểm | Trader | Investor |
Thời gian nắm giữ vị thế | Ngắn, thường dưới 1 năm | Lâu dài, thường trên 1 năm |
Tần suất thực hiện giao dịch | Nhiều | Ít |
Chi phí giao dịch | Cao do thực hiện nhiều giao dịch | Thấp do thực hiện ít giao dịch |
Mục tiêu | Ăn chênh lệch từ biến động giá ngắn hạn | Đầu tư giá trị dài hạn |
Kỳ vọng thị trường | Tăng hoặc giảm đều được | Tăng trưởng |
Thị trường hoạt động | Chứng khoán, Forex, tiền điện tử | Chứng khoán, tiền điện tử |
Công cụ phân tích | Phân tích kỹ thuật là chủ yếu | Phân tích cơ bản là chủ yếu |
Làm thế nào để trở thành một Trader chuyên nghiệp?
Làm thế nào để trở thành một Trader chuyên nghiệp?
– Thay đổi tư duy về nghề Trader
Đây là một nghề không yêu cầu bằng cấp nhưng yêu cầu bạn phải có kiến thức rất vững chắc. Nghề Trader cũng không phải là nghề có thể giúp bạn giàu nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Muốn thành công, Trader phải có kế hoạch giao dịch chặt chẽ, phải tuân thủ kế hoạch và quan trọng nhất là phải kiên nhẫn trong thời gian dài
– Liên tục trau dồi kiến thức
Ngoài những tài liệu miễn phí, bạn cũng có thể tham gia các khóa học forex hay khóa học đầu tư chứng khoán bài bản để trở thành những nhà đầu tư thành công. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc tiếp thu kiến thức được để tránh mất thời gian và tiền bạc vào những thông tin vô ích
– Lên kế hoạch chi tiết cho từng phiên giao dịch
Đây là thị trường không dành cho những người hành động theo bản năng. Thay vào đó, Trader cần phải xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch cụ thể để giảm thiểu rủi ro thất bại. Cụ thể, bạn phải liên tục đặt các câu hỏi cho bản thân như làm thế nào để xác định được xu hướng thị trường, khi nào nên cắt lỗ, khi nào nên chốt lệnh,…
– Lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp
Trader cần xác định thế mạnh của mình là gì và phù hợp với phong cách giao dịch nào để xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể. Nếu bạn am hiểu thị trường, có khả năng sử dụng các công cụ phân tích đừng nên bỏ qua các hoạt động đầu tư ngắn hạn. Nhưng nếu bạn có khả năng nhận định thị trường và xây dựng chiến lược đầu tư dựa vào thông tin kinh tế, chính trị – xã hội thì bạn hãy bắt đầu với những cơ hội đầu tư dài hạn. Chỉ cần lựa chọn đúng và hiểu được bản thân mình, Trader sẽ dễ dàng chạm đến thành công hơn
– Có chiến lược quản lý vốn
Đầu tư tài chính luôn đòi hỏi bạn phải có vốn đầu tư. Bạn cần biết cách phân bổ vốn vào các danh mục đầu tư sao cho hợp lý nhất. Nếu bạn không có chiến lược quản lý vốn hiệu quả, rất có thể tiền của bán sẽ bốc hơi nhanh chóng sau vài ngày giao dịch thất bại
– Kiểm soát được tâm lý và áp lực
Cảm xúc chính là rào cản và dễ khiến Trader phá vỡ những nguyên tắc đã đặt ra. Khi không kiểm soát được tâm lý, nhà đầu tư thường rơi vào trạng thái phấn khích quá mức. Hoặc muốn gỡ gạc khi thua lỗ càng dễ bị lún sâu hơn vào thất bại
– Rèn luyện mỗi ngày
Kiên trì theo đuổi mục tiêu và rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn đúc kết được nhiều kinh nghiệm khi tham gia giao dịch
>>> Xem thêm: Airdrop là gì? [QUAN TRỌNG] Có nên đầu tư vào Airdrop không?
Kết luận
Trader thực hiện các giao dịch dựa trên kiến thức, hiểu biết và phân tích về thị trường để thu lợi nhuận. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Trader là gì? Có cái nhìn đúng đắn nhất về Trader và lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com