Bandwidth là gì? [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT TỪ A-Z]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

Bandwidth có nghĩa là băng thông, chỉ lượng dữ liệu tối đa được truyền trong một giây. Đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của đường truyền. Để hiểu rõ hơn về bandwidth là gì và các thông số quan trọng liên quan đến bandwidth trong bài sau.

bandwidth là gì1. Bandwidth là gì

Bandwidth có nghĩa là băng thông. Thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực mạng máy tính và website. Nhưng đều để mô tả số lượng dữ liệu tối đa được trao đổi trong một giây.

Trong lĩnh vực mạng máy tính, bandwidth được đo bằng đơn vị BPS (bit trên giây). Băng thông càng lớn, tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Hiện các máy tính đã có tốc độ băng thông đến vài triệu đến vài tỷ bit trên giây.

băng thông là gìTrong lĩnh vực lưu trữ website, bandwidth chỉ dung lượng dữ liệu tối đa upload và download qua lại giữa website với người dùng, hoặc website với server trong 1 thời gian nhất định. Thường là 1 tháng. Đơn vị đo là  GB.

2. Đơn vị dùng để đo băng thông

Đơn vị nhỏ nhất để đo băng thông là bit/s. Ngoài ra còn có Kilobit/giây (Kbps)  Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc cao nhất là Terabit/giây (Tbps).

Công thức đổi đơn vị bit như sau

– Kilobit= 1000 bits

– Megabit = 1000 kilo = 1.000.000 bits

– Gigabit = 1000 mega = 1.000.000.000 bits

– Terabit = 1000 giga = 1.000.000.000.000 bits

Khi tải một tài liệu từ trên mạng, bạn thường thấy hiện số lượng MBp/s hay Byte/s. Đó là thông số đại diện cho tốc độ download của đường truyền.

đơn vị đo băng thông4. Phân loại bandwidth

3.1. Phân loại theo cách sử dụng

– Bandwidth riêng: Bạn trả phí để mua băng thông riêng. Tùy ý sử dụng và không phải chia sẻ với người khác.

– Bandwidth được chia sẻ: Băng thông dùng cho nhiều máy chủ khác nhau để hạn chế tình trạng server bị đơ.

– Bandwidth không giới hạn: Không bị giới hạn số lượng dữ liệu dữ liệu được truyền trên giây.

3.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng

– Bandwidth trong nước: băng thông đại diện cho đường truyền giữa các máy chủ đặt trong cùng nước. Thích hợp với các mạng nội bộ.

– Bandwidth quốc tế: băng thông đại diện cho đường truyền trao đổi dữ liệu giữa nhiều quốc gia. Vì thế, mỗi khi cao quốc tế bị đứt, bạn sẽ không thể truy cập các website nước ngoài. Hoặc tốc độ load sẽ chậm hơn rất nhiều.

4. Phân biệt băng thông với tốc độ và thông lượng

Để tránh nhầm lẫn thì băng thông (bandwidth) được phân biệt với tốc độ và thông lượng như sau.

  • Băng thông là mức dung lượng của mạch vật lý. Có thể được dùng để truyền dữ liệu và xác định bằng mức dung lượng mạng khả dụng dựa trên kết nối. 
  • Tốc độ (Speed) của mạng nghĩa là tốc độ bit của mạch, được xác định bằng tốc độ tín hiệu vật lý của môi trường.
  • Thông lượng (Throughput) là tốc độ truyền thành công. Băng thông là phép tính lượng dữ liệu đi qua giao diện mạng, kể cả dữ liệu không được truyền thành công. Vì thế thông lượng luôn thấp hơn băng thông.

5. Các thuật ngữ liên quan đến bandwidth

5.1. Bóp băng thông

Bóp băng thông là việc giảm tốc độ đường truyền dữ liệu từ máy chủ đến các máy tính truy cập website hoặc theo chiều ngược lại. Việc điều tiết băng thông được thực hiện bởi các nhà mạng cung cấp dịch vụ internet hoặc các nhân viên quản trị hệ thống mạng. Việc bóp băng thông để đảm bảo chia đều tốc độ đường truyền với tất cả các máy chủ trong hệ thống chung.

5.2. Độ trễ băng thông

Độ trễ băng thông chỉ khoảng thời gian chậm trễ trong việc truyền dữ liệu, nguyên nhân xuất phát từ lỗi phát sinh trong quá trình mạng máy tính xử lý dữ liệu. Nếu độ trễ càng nhỏ thì độ trì hoãn truy cập càng ít, tốc độ internet càng nhanh. Độ trễ càng cao thì mạng càng chậm. 

Có nhiều lý do dẫn đến độ trễ cao như quá nhiều người truy cập cùng lúc, máy chủ gặp sự cố, máy tính nhiễm virus, đứt cáp quang mạng,…

6. Cách tối ưu băng thông

Với các băng thông có giới hạn thì dung lượng dữ liệu upload và download sẽ bị hạn chế. Đôi khi gây trễ băng thông. Vì thế bạn có thể tối ưu dung lượng khả dụng trên băng thông bằng vài mẹo sau.

  • Nén file web, nén dữ liệu trước khi tải lên hosting lưu trữ website
  • Điều chỉnh tần suất Google crawl website thông qua webmaster tool. Vì mỗi lần Google crawl sẽ tiêu tốn khá nhiều băng thông quốc tế.
  • Dùng CSS hợp lý trên web. Đây là một dạng code dùng để trang trí web mà không cần dùng nhiều hình ảnh. Băng thông từ đó sẽ giảm đi đáng kể.

7. Ứng dụng cách tính băng thông khi thuê hosting webiste

Hosting là nơi lưu trữ chứa nội dung và dữ liệu website trên không gian máy chủ. Cung là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người sử dụng internet và hỗ trợ các phần mềm internet hoạt động. Hiểu đơn giản, băng thông là một cầu trượt để dữ liệu “truyền” từ hosting đến máy của người dùng.

Khi tạo lập website thì bắt buộc phải thuê hosting. Vì thế bạn có thể tính và áp dụng công thức tính băng thông như sau.

Công thức tính băng thông hosting: 

 Bandwidth hosting = kích thước trung bình của trang x số lượng người truy cập trung bình tháng x số lần truy cập trung bình mỗi khách 

Ví dụ: Website chỉ gồm trang chủ và trang tin tức

– Kích thước trang tin: 3Mb 

– Tổng dung lượng bài viết ở trang tin tức: 30 bài tương ứng với 30Mb

Từ đó tính được kích thước trung bình trang là: (30 + 3) / 30 trang = 1,1 Mb

Từ cách tính trung bình trang này cộng với dự đoán số lượng người truy cập mỗi tháng và số lần truy cập trung bình của mỗi người ta sẽ tính được gói băng thông hosting phù hợp để website được mượt mà nhất. Nếu sau đó có nhiều trang hơn bạn nên cân nhắc nâng cấp gói hosting có dung lượng cao hơn để tối ưu tốc độ tải của web.

8. Lời kết

Bandwidth có nghĩa là băng thông, một đại lượng đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu trong 1 giây. Đơn vị là bit/s. Khi thuê hosting hay VPS bạn rất hay gặp thông số này trong bảng thông số kỹ thuật. Vì thế nên hiểu ý nghĩa của nó để lựa chọn dịch vụ hiệu quả nhất.

nhanhoa+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

– Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002