Cách mở facebook bị chặn like share comment [THÀNH CÔNG 100%]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

Facebook bị chặn like share comment thường là do spam các hành động này quá nhiều. Hoặc facebook tạm chặn để checkpoint tài khoản do nghi ngờ vi phạm điều khoản và chính sách. Nếu bạn đang bị chặn like share comment thì hãy đọc bài viết sau. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách mở facebook bị chặn like share comment nhanh và dễ dàng nhất.

Contents

1. Báo cáo lỗi với facebook để mở facebook bị chặn tương tác

Bước 1: Mở Facebook > Nhấn vào biểu tượng dấu tam giác ngược ở góc phải

Bước 2: Chọn “Trợ giúp & hỗ trợ” sau đó chọn “Báo cáo sự cố”

Bước 3: Nhấn chọn “Đã xảy ra lỗi”

Bước 4: Tại mục “Chọn sản phẩm” chọn “Khác”

Bước 5: Nhập lỗi bị chặn like share comment mà bạn gặp vào ô “Chi tiết”

Bước 6: Thêm hình ảnh hoặc video về lỗi đang gặp

Bước 7: Nhấn “Gửi” để báo cáo lỗi với Facebook.

Bạn sẽ được Facebook xem xét lại và phản hồi sau thời gian xem xét. Lỗi bị chặn like share comment có thể được mở ngay hoặc đợi mất 1-2 ngày.

Xem thêm: Cách lấy lại mật khẩu Facebook khi quên mật khẩu [NHANH & DỄ NHẤT]

2. Gửi link phản hồi cho Facebook để mở chặn like share comment

Gửi link phản hồi cho Facebook cũng là một cách để báo cáo lỗi chặn tương tác và yêu cầu Facebook mở lại cho mình. Dĩ nhiên là bạn vẫn phải chờ Facebook xét duyệt trước khi mở lại. Nhưng thế còn hơn là không làm gì. Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Nhấn vào link: https://www.facebook.com/help/contact/571927962827151

Bước 2: Điền thông tin lỗi bị chặn like share comment đang gặp

Bạn có thể sao chép mẫu sau và dán vào ô giải thích 

“ Dear Facebook supporter!

I think this is due to a technical error of Facebook, Facebook mistakenly blocked the like, share and comment feature that I am using without violating Facebook’s policies and terms. Please review and unlock it for me!

Thanks Facebook Support Team!”

Bước 3: Nhấn “Gửi”

Sau khi hoàn tất “Gửi” cho Facebook bạn sẽ được phản hồi kết quả sau 24h. Tốt nhất là nên gửi phản hồi sau 22h Việt Nam vì đây là thời gian làm việc chính của đội ngũ Facebook.

Xem thêm: Cách đổi mật khẩu Facebook khi quên mật khẩu cũ [THÀNH CÔNG 100%]

3. Chat với đội ngũ hỗ trợ Facebook để mở chặn like

Một cách nhanh hơn để liên lạc và phản hồi với Facebook là chat trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ. Hiện nay đã có thể chat bằng tiếng Việt với Facebook vì đội ngũ nhân viên của FB đã có cả người Việt Nam.

Cách làm như sau

Bước 1: Truy cập link https://www.facebook.com/business/help, kéo xuống phần Tìm câu trả lời hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ sau đó chọn “Bắt đầu”

Bước 2: Chọn “Chính sách & Bảo mật tài khoản”

Bước 3: Chọn “Chat với người đại diện”

Sau đó bạn điền các thông tin theo mẫu rồi bấm “Bắt đầu chat” và trình bày vấn đề mình đang gặp phải. Nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng.

4. Lưu ý để tránh bị chặn like share comment

Việc bị chặn like share comment là do Facebook nhận thấy bạn đang spam hành động nào đó lặp đo lặp lại nhiều lần. Việc mở chặn khá khó khăn vì bạn phải chờ Facebook xét duyệt. Vì thế tốt nhất là bạn nên tránh các hành động sau để không bị chặn.

  • Không bình luận cùng một nội dung lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn. Đặc biệt là nội dung sao chép.
  • Không nhấn like bài viết quá nhanh và bài nào cũng like
  • Khi chia sẻ bài viết phải thay đổi câu từ nếu chọn share vào nhiều nhóm. Không nên share đồng loạt 1 bài vào nhiều nhóm cùng lúc.
  • Hạn chế nhắn tin với người lạ
  • Chỉ gửi lời mời kết bạn đến những người bạn đã biết. Tốt nhất là có bạn chung.

Xem ngay: Đổi tên facebook siêu dễ [Đổi tên 1 chữ 2022]

5. Lời kết

Trên đây là 3 cách mở facebook bị chặn like share comment dễ dàng và hiệu quả. Nếu bạn đang gặp lỗi này thì có thể thực hiện một trong 3 cách trên. Chúc bạn thực hiện thành công!

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002