Hackathon là gì – Tổng quan những điều [KHÔNG THỂ BỎ QUA]

Tác giả: Hà Kiều Oanh
0 Bình luận

Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, những cuộc thi Hackathon ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng chất lượng. Bạn hiểu Hackathon là gì, chúng có những mô hình cụ thể nào? Hãy cùng Nhân Hòa đi vào tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Contents

1. Tìm hiểu tổng quan Hackathon là gì?

Hackathon là thuật ngữ được kết hợp bởi 2 từ hack và marathon.

+ Hack: Tìm kiếm giải pháp qua cổng công nghệ lập trình.

+ Marathon: Mô tả một cuộc chạy bộ với nỗ lực tập trung không ngừng.

Được phát triển và tổ chức lần đầu vào ngày 4 tháng 6 năm 1999 do Niels Provos của OpenBSD tổ chức tại Canada.

Bạn có thể hiểu đơn giản: Đây là cụm từ dùng để nói đến một sự kiện về lập trình, dựa trên các dự án về phần mềm hoặc phần cứng được chia theo nhóm nhiều người, nhằm cải thiện hoặc phát triển một chương trình phần mềm mới trong khoảng thời gian ngắn.

Những dự án phần mềm có thể là: Phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại, website hay chỉ đơn giản là thông tin quản lý,…

Muốn để lại ấn tượng đối với mọi người, bạn cần thể hiện một ý tưởng độc đáo, mới là và thu hút. Trước khi tham gia cuộc thi, bạn chỉ được phép lên ý tưởng, phác họa ý tưởng còn các bước thực hiện lập trình bạn phải thực hiện tại cuộc thi Hackathon.

Những sản phẩm tiêu biểu của Hackathon là gì?

Hackathon là một chương trình tuyệt vời để cho ra đời những ý tưởng sản phẩm và dịch vụ công nghệ đột phá mới mẻ.

Một số tính năng như Facebook Chat, video, nút Like cũng được hình thành và phát triển thông qua các dự án của Hackathon.

Hay ứng dụng tin nhắn nhóm GroupMe được phát minh lần đầu tiên vào năm 2010 tại cuộc thi Hackathon TechCrunch Disrupt.

Xem thêm: Code Convention là gì – Quy tắc viết Code [CHUẨN 2022]

2. Ưu và nhược điểm của Hackathon là gì?

Ưu điểm của cuộc thi Hackathon

+ Mang lại những sản phẩm tuyệt vời để sử dụng trong cuộc sống và phát triển nền kinh tế – xã hội.

+ Mở ra cơ hội kết nối những cá nhân sở hữu nền tảng kỹ thuật cao, đam mê về công nghệ thông tin.

+ Giúp những cá nhân tham gia phá huy tài năng, thử sức mình và mở mang tầm hiểu biết, trau dồi thêm các kỹ năng làm nền tảng.

Nhược điểm của cuộc thi Hackathon

+ Người dự thi sẽ phải chịu nhiều áp lực khi tham gia cuộc thi.

+ Đòi hỏi thời gian, chi phí và nhiều nguồn lực khác để tổ chức.

Xem thêm: Ubuntu là gì? Tại sao lập trình viên lựa chọn Ubuntu?

3. Mô hình và phân loại cuộc thi Hackathon

Sau khi đã nắm rõ khái niệm cũng như ưu và nhược điểm của cuộc thi Hackathon là gì, hãy cùng Nhân Hòa đi vào tìm hiểu về các mô hình đang được áp dụng phổ biến tại cuộc thi nhé.

Đối với những người mới bắt đầu

Các sự kiện “Viết Mã Cho ngôn Ngữ Lập Trình (Coding)” thường được tham gia đông bảo bởi những thanh thiếu niên hoặc sinh viên hay những người mới bắt đầu.

Ngoài ra, sự kiện được mời các chuyên gia trong ngành, cố vấn các hội thảo với chủ đề đa dạng.

Nhiều trường đại học thường tổ chức Hackathon nhằm tạo ra một môi trường học tập tuyệt vời, trao đổi và nâng cao kiến ​​thức kỹ thuật thông qua kết nối, hợp tác và xây dựng.

Đối với các doanh nghiệp

Không giống như Hackathons, bạn cần đưa ra các khía cạnh kinh doanh, trình bày ý tưởng và đưa ra mô hình cụ thể khi tham gia Hackathon doanh nghiệp.

Các đội tham gia phải có cả nhân lực về chuyên viên truyền thông và thiết kế bên cạnh các chuyên gia về công nghệ.

Đối với các lập trình viên chuyên nghiệp

Các cuộc thi Hackathon thường được tổ chức tại một địa điểm hoặc online.

+ Các cuộc thi trực tiếp thường kéo dài một ngày hoặc một tuần.

+ Các cuộc thi online có thể kéo dài hơn một tháng, một quý hoặc thậm chí nửa năm.

Dù tổ chức dưới hình thức nào nhưng các cuộc thi đều có chung một mục tiêu là  tìm ra giải pháp hiệu quả hoặc tạo ra hệ số kết quả chính xác nhất.

4. Thông tin chi tiết về cuộc thi Hackathon

Mỗi cuộc thi sẽ được diễn ra với 3 vòng chính:

Vòng 1 – Ý tưởng

Các đội thi sẽ tiến hành gửi cho ban tổ chức ý tưởng của sản phẩm. Nếu được họ đánh giá tốt về sự sáng tạo, có thể áp dụng vào thực tiễn,.. thì sẽ được dự thi vòng 2.

Vòng 2 – Lập trình tập trung

Các đội tiếp tục tiến hành code tập trung và biến các ý tưởng đó thành một sản phẩm cụ thể. Giám khảo sẽ đánh giá sản phẩm cuối cùng giúp các đội định hướng và phát triển ý tưởng.

Vòng 3 – Thuyết trình sản phẩm

Mỗi đội sẽ cử thành viên của đội mình đứng ra thuyết trình cũng như demo sản phẩm trước ban giám khảo và các đội thi khác.

5. Lời kết

Nội dung bài viết trên đây Nhân Hòa đã chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về cuộc thi Hackathon là gì, cũng như những thông tin chi tiết liên quan đến cuộc thi.

Cuộc thi Hackathon thích hợp cho bất kỳ ai đam mê về công nghệ, đây là một sân chơi tuyệt vời, nơi bạn có thể khám phá bản thân, học hỏi và đóng góp cho cộng đồng. Trân trọng!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

 Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002