CPU là gì? [QUAN TRỌNG] Tổng hợp kiến thức từ A-Z về CPU

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Trong một bộ máy tính, thành phần tuy nhỏ bé về kích thước nhưng đóng vai trò không thể thiếu đó chính là CPU. Vậy CPU là gì? Chức năng và vai trò của CPU trong máy tính là gì? Bài viết hôm nay sẽ mang đến những thông tin bạn nên biết về bộ xử lý trung tâm CPU.

Contents

CPU là gì?

CPU là gì?

CPU là từ viết tắt của cụm từ Central Processing Unit trong tiếng Anh, có thể tạm dịch bộ xử lý trung tâm hay còn được gọi là Chip. CPU được coi là thành phần rất quan trọng của máy tính tương đương với não bộ của con người. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện đầu vào máy tính.

Ngoài máy tính ra, CPU còn tồn tại trong các thiết bị điện tử khác. Ví dụ có thể kể đến như Smartphone, TV,…

Trong các bộ máy tính hiện nay và đặc biệt là trong điện thoại thông minh, các CPU hiện đại đã tích hợp thêm một con chip phụ khác. Nhiệm vụ của chúng là xử lý các hình ảnh phức tạp quyết định những gì hiển thị trên màn hình của bạn.

>>> Xem thêm: Mã QR Code là gì? Ứng dụng của QR Code trong cuộc sống

Cấu tạo của CPU là gì?

Cấu tạo của CPU là gì?

– Khối điều khiển (CU – Control Unit)

Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Phần này là phần cốt lõi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành

– Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit)

Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ

–  Các thanh ghi (Registers)

Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU. Dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo

– Opcode

Phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU (không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi

– Phần điều khiển

Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi

Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz)

Chức năng và vai trò của CPU là gì?

– Chức năng của CPU

Chức năng chính của CPU là thu nạp các dữ liệu đầu vào từ các kết nối bên ngoài và tiến hành giải mã các dữ liệu và câu lệnh được yêu cầu. Sau đó CPU sẽ xuất các thông tin hiện lên trên màn hình máy tính của bạn hoặc thực hiện các tác vụ được yêu cầu từ những thiết bị và kết nối bên ngoài

Chức năng và vai trò của CPU là gì?

– Vai trò của CPU

+ Hiệu năng

CPU là thành phần quyết định duy nhất đối với hiệu năng của hệ thống máy tính. Mặc dù các bộ phận khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Song khả năng của CPU còn giúp đưa hiệu suất của máy tính lên mức tối đa. Trong khi các bộ phận khác trên máy tính chỉ cho phép bộ xử lý thực hiện đầy đủ các chức năng vốn có của nó

+ Hỗ trợ phần mềm 

Việc sử dụng một bộ vi xử lý mới hơn và nhanh hơn sẽ cho phép người dùng được sử dụng những chương trình và phần mềm mới nhất trên máy tính của mình

Ngoài ra các bộ vi xử lý CPU mới như Pentium được ra mắt gần đây còn cho phép người dùng sử dụng thêm các phần mềm chuyên dụng mới mẻ mà trên các bộ xử lý CPU đời cũ trước đó không thể có được

+ Độ tin cậy và ổn định

Hầu hết các bộ vi xử lý hiện nay đều rất đáng tin cậy và ổn định. Tuy nhiên vẫn có một số loại CPU không được đánh giá cao. Điều này sẽ phụ thuộc vào một vài mức độ đánh giá vào tuổi đời của bộ xử lý và mức tiêu thụ năng lượng mà nó đem lại

+ Tiêu thụ năng lượng và làm mát

Việc cho ra mắt nhiều bộ vi xử lý CPU mới rất có thể sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng tiêu thụ hơn. Mức tiêu thụ điện năng này sẽ có thể tác động đến nhiều yếu tố khác. Từ lựa chọn phương pháp làm mát CPU đến mức độ ổn định của toàn hệ thống máy tính

+ Hỗ trợ bo mạch chủ

Bộ xử lý CPU được sử dụng trong hệ thống máy tính sẽ là yếu tố quyết định quan trọng trong việc lựa chọn loại chipset mà các bạn sẽ phải sử dụng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải mua loại bo mạch chủ phù hợp. Việc sử dụng bo mạch chủ phù hợp sẽ ảnh hưởng đến các thao tác câu lệnh cũng như cho thấy khả năng và hiệu suất của hệ thống hoạt động là như thế nào

>>> Xem thêm: Tạo USB Boot đa năng [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT]

Cách thức hoạt động của CPU là gì?

Cách thức hoạt động của CPU là gì?

– Tìm nạp

Mỗi lệnh là một phần nhỏ của thao tác và CPU cần biết được lệnh nào sẽ đến sau đó. Bộ đếm chương trình PC sẽ lưu giữ địa chỉ lệnh hiện tại. PC và các lệnh sẽ chuyển đặt vào Instruction Register – thanh ghi lệnh. Độ dài của địa chỉ lệnh sau đó được tăng lên rồi tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo

– Giải mã

Khi một lệnh đã được tìm nạp và lưu trữ trong thanh ghi lệnh, CPU sẽ truyền lệnh tới một bộ phận mạch gọi là bộ giải mã lệnh. Bộ giải mã lệnh sẽ hoạt động và chuyển đổi lệnh thành các tín hiệu đến các phần khác của CPU tới giai đoạn hành động

– Thực thi

Ở bước này, các lệnh giải mã hoàn toàn và gửi tín hiệu đến các bộ phận liên quan của CPU. Các kết quả hành động thường được ghi vào CPU Register. Tại đây chúng có thể được tham chiếu bằng các lệnh sau đó. Điều này tương tự như chức năng ghi bộ nhớ trên máy tính

Các thuật ngữ liên quan đến CPU là gì?

– CPU Tray

Đây là tên gọi của loại CPU không có hộp đựng riêng, không đi kèm quạt giống như CPU box. Sản phẩm cũng không có quạt vì để bên mua có thể tùy biến hệ thống tản nhiệt phù hợp với cấu hình máy tính họ xây dựng

– Tốc độ CPU

Tốc độ CPU còn được gọi là tốc độ xung nhịp CPU. Đây là chỉ số biểu thị số chu kỳ mà CPU có thể xử lý trong 1 giây, tính bằng đơn vị GHz (gigahertz). Ví dụ, một CPU có xung nhịp 3.2 GHZ có nghĩa là trong 1 giây, CPU đó có thể thực hiện 3.2 tỷ chu kỳ xoay

– Ép xung CPU

Ép xung CPU là các tăng tốc độ CPU vượt qua định mức thông thường. Theo đó, việc ép xung này sẽ giúp máy tính hoạt động mạnh mẽ hơn, năng suất hơn, tối đa hóa tốc độ máy tính

– CPU Usage

Đây là chỉ số thể hiện xem máy tính của bạn hoạt động mạnh hay yếu. Nếu chỉ số CPU Usage cao có nghĩa là máy tính của bạn đang hoạt động kém hiệu quả. Nếu muốn tăng cao công suất của máy tính, bạn cần giảm chỉ số CPU Usage xuống

Các thuật ngữ liên quan đến CPU là gì?

– Socket CPU

Đây là bộ phận kết nối giữa chip CPU và bo mạch chủ. Nhờ có bộ phận này mà CPU được cố định, không bị xê dịch vị trí ngoài ý muốn khi người sử dụng dịch chuyển PC. Mỗi loại CPU sẽ có một socket riêng

– CPU Celeron, CPU Xeon

CPU Celeron và CPU Xeon là chip CPU của Intel. Trong đó, CPU Celeron có hiệu năng khá thấp, đáp ứng các tác vụ xử lý như chạy các ứng dụng văn phòng cơ bản, xem phim, lướt web. Máy tính trang bị vi xử lý Celeron không thể thực hiện được các tác vụ nặng hay chơi game. Còn CPU Xeon là vi xử lý Intel có hiệu năng cao, thường dùng cho máy trạm hoặc server

– CPU AMD 

CPU AMD là chip CPU được sản xuất bởi AMD – hãng sản xuất chip máy tính lớn thứ 2 thế giới. Ngoài ra, AMD còn sản xuất cả GPU, bao gồm GPU tích hợp trên CPU và chip GPU rời

Liên quan đến CPU AMD, có thể bạn cũng sẽ bắt gặp thuật ngữ CPU Ryzen. CPU Ryzen là dòng chip CPU phổ thông do AMD sản xuất

– Delid CPU

Delid CPU là thuật ngữ chỉ hành động cạy nắp lưng của CPU để can thiệp vào các bộ phận bên trong. Delid CPU thường được thực hiện khi ép xung CPU bị quá nhiệt

Người dùng sẽ tiến hành cạy nắp lưng CPU lên và dùng chất liệu tản nhiệt tốt hơn thay thế cho lớp truyền dẫn mặc định, để giảm thiểu tình trạng quá nhiệt  khi ép xung. Tuy nhiên, việc delid CPU thường không được khuyến khích vì có rất nhiều rủi ro

– CPU Intel

Đây là CPU được sản xuất bởi Intel. Là hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới khi mà gần như độc quyền sản xuất CPU cho PC và laptop. Các con chip được sản xuất bởi Intel đang càng ngày càng trở nên mạnh mẽ và đáng dùng hơn khi họ liên tục áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào sản phẩm của mình

Trên thị thường máy tính ngày nay, có 3 dòng CPU Intel phổ biến hiện nay là Intel Pentium, Intel Celeron và intel Core i. Trong đó Core i được sử dụng rộng rãi nhất

>>> Xem thêm: Laravel là gì? Tính năng vượt trội của Laravel Framework

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Nhân Hòa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm CPU là gì? Chức năng, vai trò cũng như các thương hiệu sản xuất CPU. Chúc bạn thành công!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002