Mã hóa thông tin là gì? Cách mã hóa thông tin [AN TOÀN] và [BẢO MẬT]

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Để hiểu thuật ngữ mã hóa thông tin là gì, người dùng có thể truy cập Google và tra cứu giữa hàng trăm nghìn kết quả. Tuy nhiên nếu bạn cần một định nghĩa nhanh gọn và giải thích về mã hóa thông tin thì hãy tham khảo ngay bài viết sau của Nhân Hòa nhé!

Contents

Mã hóa thông tin là gì?

Mã hóa thông tin là gì?

Mã hóa thông tin là một hình thức biến đổi dữ liệu thành một dạng dữ liệu khác có ý nghĩa khác với dữ liệu trước khi bị biến đổi ban đầu. Với mục đích chỉ cho phép một số người nhất định có thể đọc được dữ liệu ban đầu, thông qua việc giải mã dữ liệu sau khi biến đổi.

Hay nói cách khác, mã hóa là biến dữ liệu ban đầu A thành dữ liệu B, và việc đọc dữ liệu A sẽ thông qua việc giải mã dữ liệu B về A.

>>> Xem thêm: Trình duyệt web là gì – [ĐỊNH NGHĨA, GIAO THỨC, CHỨC NĂNG]

Chức năng của việc mã hóa thông tin là gì?

Mục đích chính của việc mã hóa dữ liệu là để bảo vệ dữ liệu số khi nó được lưu trữ trên các hệ thống của máy tính và lan truyền qua Internet hay bất cứ các mạng máy tính khác.

Các thuật toán mã hóa thường sẽ cung cấp những yếu tố bảo mật then chốt như xác thực, tính toàn vẹn và không thể thu hồi. Bước xác thực sẽ cho phép xác minh được nguồn gốc của dữ liệu, tính toàn vẹn. Chứng minh rằng nội dung của dữ liệu sẽ không thể bị thay đổi kể từ khi nó vừa được gửi đi. Không thu hồi được nhằm đảm bảo rằng người đó không thể hủy việc gửi dữ liệu.

Chức năng của việc mã hóa thông tin là gì?

Quá trình mã hóa sẽ biến các nội dung này sang một dạng mới. Vì thế sẽ làm tăng thêm một lớp bảo mật nữa cho dữ liệu. Như vậy cho dù dữ liệu của bạn có bị đánh cắp thì việc giải mã dữ liệu này cũng là điều vô cùng khó khăn và gần như là không thể. Không chỉ tốn nhiều nguồn lực để tính toán mà còn cần rất nhiều thời gian.

Với những công ty, tổ chức có quy mô lớn thì việc sử dụng mã hóa dữ liệu là điều vô cùng cần thiết. Điều này có thể sẽ giúp tránh được những thiệt hại lớn khi những thông tin bảo mật nếu vô tình bị lộ ra ngoài thì cũng khó lòng mà giải mã ngay lập tức được.

Hiện nay đang có rất nhiều ứng dụng tin nhắn đều sử dụng quy trình mã hóa nhằm bảo mật tin nhắn tới cho người dùng. Chúng ta có thể kể đến như là Facebook, WhatsApp với loại mã hóa sử dụng có tên gọi là End-to-End.

>>> Xem thêm: Bandwidth là gì? [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT TỪ A-Z]

Các phương pháp mã hóa thông tin là gì?

– Mã hóa cổ điển

Đây là phương pháp mã hóa đầu tiên, và cố xưa nhất, và hiện nay rất ít được dùng đến so với các phương pháp khác. Ý tưởng của phương pháp này rất đơn giản, bên A mã hóa thông tin bằng thuật toán mã hóa cổ điển

Bên B giải mã thông tin, dựa vào thuật toán của bên A, mà không dùng đến bất kì key nào. Do đó, độ an toàn của thuật toán sẽ chỉ dựa vào độ bí mật của thuật toán. Vì chỉ cần ta biết được thuật toán mã hóa, ta sẽ có thể giải mã được thông tin

– Mã hóa một chiều

Đôi khi ta chỉ cần mã hóa thông tin chứ không cần giải mã thông tin. Khi đó ta sẽ dùng đến phương pháp mã hóa một chiều (Chỉ có thể mã hóa chứ không thể giải mã). Thông thường phương pháp mã hóa một chiều sử dụng một hàm băm (hash function) để biến một chuỗi thông tin thành một chuỗi hash có độ dài nhất định. Ta không có bất kỳ cách nào để khôi phục (hay giải mã) chuỗi hash về lại chuỗi thông tin ban đầu

Các phương pháp mã hóa thông tin là gì?

– Mã hóa đối xứng

Mã hóa đối xứng (Hay còn gọi là mã hóa khóa bí mật) là phương pháp mã hóa mà key mã hóa và key giải mã là như nhau. Đây là phương pháp thông dụng nhất hiện nay dùng để mã hóa thông tin truyền nhận giữa hai bên. Vì chỉ cần có secret key là có thể giải mã được, nên bên gửi và bên nhận cần làm một cách nào đó để cùng thống nhất về secret key

– Mã hóa bất đối xứng

Mã hóa bất đối xứng là phương pháp mã hóa mà key mã hóa và key giải mã khác nhau. Nghĩa là key ta sử dụng để mã hóa dữ liệu sẽ khác với key ta dùng để giải mã dữ liệu. Tất cả mọi người đều có thể biết được public key (kể cả hacker), và có thể dùng public key này để mã hóa thông tin. Nhưng chỉ có người nhận mới nắm giữ private key, nên chỉ có người nhận mới có thể giải mã được thông tin

>>> Xem thêm: Javascript là gì? [QUAN TRỌNG] Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Javascript

Các cách mã hóa thông tin là gì?

– Tạo và mã hóa dữ liệu

Windows XP cho phép người dùng có thể tạo ra các tập tin ZIP với mật khẩu được thiết lập để mã hóa. Tuy nhiên, tính năng này trong Windows 7 đã được loại bỏ. Nếu muốn làm việc này, người dùng phải tiến hành tải về và cài đặt phần mềm từ nhà cung cấp thứ 3

Có nhiều chương trình có tính năng tạo và mã hóa dữ liệu bằng mật khẩu, hầu hết chúng đều được cung cấp miễn phí, tuy nhiên, người viết khuyên bạn nên sử dụng phần mềm 7-ZIP

Sau khi tải về và cài đặt, bạn đọc có thể tạo các tập tin nén ngay trong giao diện phần mềm hay từ lệnh trong menu chuột phải của Windows Explorer với thiết lập mật khẩu để mã hóa. Và kiểu mã hóa bạn nên chọn ở đây là chuẩn AES-256. Như vậy, bất cứ ai muốn giải nén đều phải tiến hành nhập mật khẩu để mở khóa tập tin và sử dụng

– Mã hóa tài liệu Office

Các gói phần mềm văn phòng Microsoft Office của Microsoft cũng cung cấp thêm cho người dùng tính năng đặt mật khẩu cho các tập tin văn bản và bảng tính nhầm mã hóa và bảo vệ tập tin

Và trong phiên bản Office 2007, Microsoft đã chuyển sang sử dụng chuẩn AES để mã hóa tập tin nhầm nâng cao tính bảo mật và an toàn cho tập tin

Dữ liệu được lưu trữ trên một ổ đĩa đã được mã hóa (encryption volume) không thể đọc được nếu người dùng không cung cấp đúng khóa mã hóa bằng một trong ba hình thức là mật khẩu (password) hoặc tập tin có chứa khóa (keyfile) hoặc khóa mã hóa (encryption key)

Toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa mã hóa đều được mã hóa (ví dụ như tên file, tên folder, nội dung của từng file, dung lượng còn trống, siêu dữ liệu)

Dữ liệu có thể được copy từ một ổ đĩa mã hóa của TrueCrypt sang một ổ đĩa bình thường không mã hóa trên Windows (và ngược lại) một cách bình thường mà không có sự khác biệt nào cả, kể cả các thao tác kéo-thả

Các cách mã hóa thông tin là gì?

– Sử dụng TrueCrypt để mã hóa phân vùng

TrueCrypt được phát hành bởi TrueCrypt Foundation. Với những ưu điểm là phần mềm hoàn toàn miễn phí, mã nguồn mở, bạn có thể tạo ổ đĩa ảo được mã hóa hoặc mã hóa toàn bộ đĩa cứng của mình (bao gồm cả ổ cài đặt Windows)

Cơ chế thiết lập và quản lý của TrueCrypt là mã hóa ổ đĩa trên đường đi (on-the-fly encryption). Nghĩa là dữ liệu tự động được mã hóa hoặc giải mã ngay khi được ghi xuống đĩa cứng hoặc ngay khi dữ liệu được nạp lên mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của người dùng

Dữ liệu được lưu trữ trên một ổ đĩa đã được mã hóa (encryption volume) không thể đọc được nếu người dùng không cung cấp đúng khóa mã hóa bằng một trong ba hình thức là mật khẩu (password) hoặc tập tin có chứa khóa (keyfile) hoặc khóa mã hóa (encryption key)

Toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa mã hóa đều được mã hóa (ví dụ như tên file, tên folder, nội dung của từng file, dung lượng còn trống, siêu dữ liệu)

Dữ liệu có thể được copy từ một ổ đĩa mã hóa của TrueCrypt sang một ổ đĩa bình thường không mã hóa trên Windows một cách bình thường mà không có sự khác biệt nào cả, kể cả các thao tác kéo-thả

– Sử dụng tính năng mã hóa được cung cấp sẵn trong Windows

Nếu bạn đang sử dụng một phiên bản Windows chuyên nghiệp như bản Professional hoặc Enterprise. Bạn sẽ được Windows cung cấp sẵn 1 số tính năng mã hóa chuyên nghiệp, ngoại trừ phiên bản Home

Bao gồm 2 tính năng

+ BitLocker

Cho phép người dùng mã hóa phân vùng ổ đĩa, kể cả USB. Xét về mặt tính năng thì BitLocker được xây dựng tương tự như TrueCrypt. Vì thế bạn có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 2

+ Encrypting File System (EFS)

Cho phép người dùng mã khóa tập tin cá nhân. Bạn có thể sử dụng tính năng này bằng cách nhấn phải chuột vào tập tin và chọn Properties > nhấn chọn Advanced trong tab General

Một cửa sổ hiện lên, đánh dấu vào tùy chọn Encrypt contents to secure data.

Như thế là bạn đã mã hóa tập tin với tài khoản của Windows. Vì thế nếu mất tài khoản, bạn coi như mất tập tin vĩnh viễn. Bạn cũng nên lưu ý là tập tin chỉ được lưu trữ trên ổ cứng hiện tại. Nếu bạn gửi qua email, tính an toàn của tập tin sẽ không được bảo đảm hoặc sẽ bị hỏng

Kết luận

Trên đây là một số điều cơ bản xoay quanh khái niệm mã hóa thông tin là gì. Bạn nên tự bảo vệ dữ liệu của mình bằng các biện pháp đơn giản. Ngoài ra, khi sử dụng Facebook, bạn cũng nên chú ý ngăn Facebook thu thập thông tin để quảng cáo. Đây cũng là vấn đề liên quan mật thiết đến việc bảo mật thông tin cá nhân trên Internet.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002