DHCP là gì? Kiến thức tổng quan [DỄ HIỂU NHẤT]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

DHCP cấp phát IP động cho bất kỳ thiết bị điện tử nào trên tất cả các hệ thống mạng. Với các mạng nhỏ DHCP sẽ cấp IP động cho các máy trạm trên Router, Modem,…Với các mạng lớn sẽ cấp cho máy trạm ở domain (tên miền). Chi tiết DHCP là gì sẽ được trình bày đầy đủ trong bài viết sau.

Contents

dhcp là gì1. DHCP là gì?

DHCP viết tắt từ Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP – giao thức cấu hình động máy chủ). Là  một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cùng với các cấu hình liên quan khác như subnet mask và gateway mặc định.

DHCP giúp máy tính được cấu hình tự động. Nó cung cấp một cơ sở dữ liệu trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống mạng. Tránh trường hợp hai máy tính có cùng địa chỉ IP.

Nếu không có DHCP, máy tính vẫn có thể cấu hình IP tĩnh thủ công. Bên cạnh việc cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp thông tin cấu hình DNS với hai phiên bản mới nhất đang được sử dụng là IPv4 và IPv6.

Tham khảo: Database là gì? Phân loại cơ sở dữ liệu

2. Một vài thuật ngữ liên quan

2.1. DHCP Server

Được hiểu là máy chủ DHCP. Một thiết bị có kết nối mạng, có chức năng trả về các thông tin cần thiết khi có yêu cầu từ máy trạm DHCP.

dhcp-server

2.2. DHCP Client

Máy trạm DHCP. Cũng là một thiết bị được kết nối mạng và sử dụng giao thức DHCP để lấy các thông tin cấu hình như địa chỉ máy chủ DNS, địa chỉ mạng.

2.3. Binding

Binding được hiểu là kết nối. Gồm một tập hợp các thông tin cấu hình trong đó có tối thiểu 1 địa chỉ IP được sử dụng bằng DHCP Client. DHCP Server sẽ quản lý các kết nối này.

2.4. BOOTP relay agents 

BOOTP relay agents  là một thiết bị chuyển tiếp bootp. Một máy trạm hoặc một router có khả năng truyền thông điệp giữa DHCP Client và DHCP Server.

3. Nguyên tắc hoạt động của DHCP

DHCP chịu trách nhiệm cấp phát IP cho các thiết bị điện tử. Vì thế cách nó hoạt động cũng rất đơn giản. Khi có một thiết bị cần truy cập mạng, router sẽ gửi yêu cầu và gán cho yêu cầu đó một địa chỉ IP khả dụng.

Với mô hình mạng nhỏ như hộ gia đình, router hoạt động như một máy chủ DHCP. Với các mạng lớn hơn sẽ có DHCP server chuyên dụng do router không thể quản lý số lượng lớn các thiết bị.

cách thức hoạt động của dhcp server

Cụ thể khi hoạt động DHCP sẽ có các bước sau diễn ra

Bước 1: Thiết bị gửi yêu cầu kết nối mạng DHCP DISCOVER đến máy chủ

Bước 2: Máy chủ DHCP tìm địa chỉ IP khả dụng

Bước 3: Máy chủ DHCP trả IP cho thiết bị cùng với gói DHCP offer

Bước 4: Thiết bị phản hồi với lại máy chủ bằng một gói tin DHCP request.

Bước 5: Máy chủ chấp nhận yêu cầu, gửi tin báo xác nhận thiết bị đã có IP và thời gian sử dụng IP.

4. Tầm quan trọng của DHCP trong hệ thống mạng

DHCP tạo ra một quy trình quản trị hệ thống mạng nhanh, tự động và tập trung. Nó có thể tự gán IP cho thiết bị khi truy cập internet. Tiết kiệm nhiều thời gian so với cấu hình thủ công. Đồng thời cũng giảm rủi ro phát sinh ra lỗi khi cấu hình.

DHCP cũng giảm rủi ro gặp lỗi trùng IP cho hai máy khác nhau. Tránh xung đột IP – nguyên nhân thiết bị không thể truy cập mạng.

5. Một số lưu ý khi sử dụng DHCP

  • Chạy máy chủ DHCP trên một router/switch sẽ tiêu tốn tài nguyên trên thiết bị mạng. Đặc biệt là với các mạng có lượng client DHCP lớn trên 150.
  • Sẽ rất khó để quản lý phạm vi DHCP trên nhiều bộ router. Khi đó quản trị viên phải đăng nhập vào các router riêng lẻ để thu thập thông tin.
  • Dịch vụ DHCP chạy trên một bộ router/switch không được tích hợp với hệ thống quản lý địa chỉ IP (IP address management – IPAM) để theo dõi địa chỉ, phạm vi sử dụng hoặc bảo mật
  • Việc cấu hình các tùy chọn DHCP trên nền tảng router/switch cũng gặp rất nhiều khó khăn.
  • Nếu máy trạm DHCP client là bất hợp pháp. Thì máy chủ sẽ tự động cấp địa chỉ Ip cho client không xác thực. Dẫn đến cạn kiệt địa chỉ dành cho các máy trạm hợp pháp. Trì trệ hệ thống mạng và các máy trạm sẽ không thể truy cập.

6. Mẹo nâng cao bảo mật DHCP Server

  • Thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ điều hành
  • Thường xuyên quét virus cho hệ thống, tránh tấn công mạng
  • Bắt buộc sử dụng tường lửa cho máy chủ DHCP
  • Tăng bảo mật vật lý cho máy chủ
  • Để lưu trữ dữ liệu an toàn hơn hãy sử dụng hệ thống tập tin NTFS.

7. Lời kết

DHCP là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cho thiết bị. Cấp quyền cho các thiết bị này truy cập mạng. Nó có ưu và nhược điểm riêng. Nhưng vẫn được ứng dụng nhiều để làm máy chủ web. Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết và quan trọng mà Nhân Hòa muốn gửi đến bạn.

nhanhoa

Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, thuê Cloud VPS. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn bằng cách liên hệ thông tin sau.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

– Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002