Root là gì? [CHI TIẾT] Có nên Root điện thoại Android không?

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Nếu bạn đang thắc mắc không biết Root là gì? Có nên rút điện thoại của mình hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhân Hòa để tìm được đáp án chính xác và chi tiết nhất cho những thắc mắc này nhé!

Contents

Root là gì?

Root máy là quá trình cho phép người dùng điện thoại can thiệp trực tiếp vào hệ thống để giành được quyền truy cập ưu tiên. Với quyền truy cập này, bạn dễ dàng vượt qua rào cản bảo mật cao của máy để tùy chỉnh và thay đổi so với tập tin gốc ban đầu.

Root là gì?

Nói một cách đơn giản, khi Root máy thành công, bạn đã giành được quyền kiểm soát hệ thống của thiết bị và có thể cài đặt chúng theo ý muốn. Thậm chí bạn có thể can thiệp sâu vào những tập tin, quyền hạn trên điện thoại Android mà nhà sản xuất đã khóa lại.

>>> Xem thêm: Mạng máy tính là gì? [TOP 3+] Mô hình mạng máy tính hiện nay

Vì sao nên Root thiết bị Android của bạn?

– Cài đặt Custom ROM

Sau khi thiết bị Android của bạn được Root, bạn có thể Flash một Custom ROM hoặc Kernel. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trải nghiệm và sử dụng điện thoại Android của mình giống hệt như vừa mới mua

– Gỡ bỏ Preinstalled Crapware

Các nhà sản xuất không cho phép người dùng gỡ bỏ cài đặt các ứng dụng Preinstalled trên thiết bị của họ. Tuy nhiên khi Root các thiết bị này, người dùng có thể gỡ bỏ các cài đặt một cách dễ dàng

– Chặn quảng cáo (Ads) trên bất kỳ một ứng dụng nào

Mỗi khi bạn chơi game,… trên màn hình lại hiển thị một popup quảng cáo và điều này khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Tuy nhiên nếu một thiết bị đã được Root thì tất cả các quảng cáo này sẽ bị “loại bỏ” và không còn gây khó chịu cho bạn nữa

Vì sao nên Root thiết bị Android của bạn?

– Cài đặt các ứng dụng không tương thích

Một số ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập Root thì mới có thể cài đặt được trên thiết bị của bạn. Do đó nếu thiết bị của bạn được Root, bạn có thể thoải mái cài đặt các ứng dụng này

– Tăng tốc quá trình khởi động thiết bị Android và kéo dài tuổi thọ pin

Một số ứng dụng như Greenify có thể tự động đóng các ứng dụng không sử dụng trên thiết bị Android của bạn để cải thiện hiệu suất thiết bị của bạn. Và tất nhiên, Greenify cần truy cập Root

– Cập nhật phiên bản Android mới nhất

Cập nhật hệ điều hành luôn là vấn đề đau đầu với người dùng Android. Bằng cách Root thiết bị, bất kể lúc nào bạn cũng có thể tải về và cài đặt hệ điều hành mới nhất (tối ưu cho từng dòng máy) trước khi nó chính thức được cung cấp

>>> Xem thêm: Oracle là gì? Phần mềm Oracle và kiến thức [QUAN TRỌNG] cần biết

Lợi ích và hậu quả của việc Root là gì?

– Lợi ích

+ Cải thiện tốc độ, gia tăng bộ nhớ

Có những ứng dụng nhà sản xuất cài sẵn vào trong máy mà bạn không dùng đến, cũng không thể xóa được. Việc Root máy giúp bạn xóa những ứng dụng không cần thiết đó đi, tải những ứng dụng khác hữu ích hơn, giúp cải thiện tốc độ và tăng bộ nhớ cho điện thoại

+ Thay đổi giao diện

Việc thay đổi giao diện, icon hay font chữ theo ý muốn là điều hoàn toàn có thể khi bạn Root điện thoại thành công

+ Chặn quảng cáo

Sau khi Root máy, các quảng cáo gây phiền nhiễu sẽ không còn xuất hiện trên điện thoại của bạn nữa

+ Tiết kiệm pin

Từ việc xóa các ứng dụng không cần thiết cho phép thiết lập xung nhịp bộ xử lý, không chỉ tăng hiệu năng của máy mà còn giúp tiết kiệm pin

Lợi ích và hậu quả của việc Root là gì?

– Hậu quả

+ Mất bảo hành

Vì can thiệp vào hệ thống được thiết lập sẵn từ phía nhà sản xuất nên điện thoại của bạn khi Root sẽ bị mất bảo hành

+ Dễ bị tấn công

Việc Root máy có thể làm khả năng bảo mật thông tin của bạn bị ảnh hưởng, các tài khoản quan trọng dễ bị tấn công và lấy cắp

+ Điện thoại có thể bị chậm hoặc đơ nếu bản ROM mà bạn cài không tốt

+ Nếu Root máy không thành công có thể khiến điện thoại của bạn thành cục gạch, không thể sử dụng các tiện ích cũng như các tính năng cơ bản như nghe, gọi

>>> Xem thêm: Giao thức là gì – [TOP 8] Giao thức mạng phổ biến nhất

Làm sao để biết điện thoại Android đã Root hay chưa?

– Sử dụng công cụ Root Checker để kiểm tra

Bạn có thể thực hiện kiểm tra điện thoại Android đã được root hay chưa bằng ứng dụng Root Checker, một ứng dụng miễn phí trên Google Play. Các bước kiểm tra điện thoại đã Root chưa thực hiện như sau:

+ Bước 1: Đầu tiên, bạn tải ứng dụng  Root Checker  trên điện thoại của bạn

+ Bước 2: Khởi chạy ứng dụng và  AGREE để đồng ý > Chọn GET STARTED để bắt đầu sử dụng ứng dụng

+ Bước 3: Chạm vào tùy chọn KIỂM TRA ROOT (VERIFY ROOT) để kiểm tra xem điện thoại thông minh Android của bạn đã được root hay chưa

+ Bước 4: Nếu ứng dụng hiển thị thông báo màu vàng kèm dòng “Rất tiếc! Quyền truy cập Root không được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” thì tức là điện thoại của bạn vẫn chưa được Root. Ngược lại nếu như xuất hiện thông báo có dòng chữ màu xanh lá “ Chúc mừng! Quyền truy cập root đã được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” tức là điện thoại của bạn đã được Root rồi

– Sử dụng Terminal Emulator

+ Bước 1: Tải xuống và cài đặt ứng dụng Terminal Emulator trên điện thoại thông minh của bạn

+ Bước 2: Khởi động ứng dụng và bạn sẽ có quyền truy cập vào Windows 1  > Gõ “ su ” và nhấn phím Enter

+ Bước 3: Nếu ứng dụng trả về inaccessible hoặc not found,thì có nghĩa là thiết bị của bạn chưa được Root. Nếu không, lệnh “ $ ” sẽ chuyển thành “ # ” trong dòng lệnh. Điều này có nghĩa là điện thoại Android của bạn đã được Root

– Kiểm tra thông qua Cài đặt

Để thực hiện kiểm tra root trên điện thoại thông qua cài đặt, bạn thực hiện như sau:

+ Bước 1: Mở Cài đặt (Settings) trên điện thoại

+ Bước 2: Cuộn xuống và nhấn chọn vào phần ”Giới thiệu về điện thoại” (About Phone)

+ Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn chọn vào mục Trạng thái (Status information)

+ Bước 4: Trong mục Status information, bạn sẽ thấy mục Phone Status. Nếu như mục này có trạng thái Official, thì có nghĩa là điện thoại của bạn không bị can thiệp và chưa được Root

Ngược lại, nếu bạn thấy thẻ Custom trong trạng thái thiết bị thường có nghĩa là điện thoại của bạn đã được Root

Lưu ý trước khi Root là gì?

Lưu ý trước khi Root là gì?

– Bảo hành

Theo cảnh báo của nhiều nhà sản xuất, việc Root làm mất hiệu lực bảo hành thiết bị. Những trường hợp bắt buộc Root thì mới tiến hành hoặc chỉ nên Root với những máy đã qua thời gian bảo hành chính hãng để tránh trường hợp mất quyền lợi từ nhà sản xuất

– Bảo mật

Theo đó, ứng dụng Google Wallet (biến điện thoại thành ví điện tử thanh toán trực tuyến) tồn tại một lỗ hổng cho phép các ứng dụng khác truy cập mã PIN và những thông tin cá nhân của người dùng

Nếu bạn đang sử dụng Google Wallet để thanh toán thì nên hết sức cân nhắc. Nhưng Google Wallet sẽ hiển thị những cảnh báo nếu người dùng đang sử dụng chương trình trên một thiết bị đã Root

– Hiện tượng “Brick”

Đối với những người chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu cẩn thận. Đặc biệt từ những người đã Root thành công trên một thiết bị tương tự để tránh tình trạng làm điện thoại mất hết các chức năng cơ bản như nghe, gọi… và những tính năng thông minh

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết nhất giúp bạn trả lời những câu hỏi Root là gì? Hy vọng những nội dung này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Root cũng như tính năng hay chức năng của nó.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002