Trong quá trình tìm hiểu giao thức Internet, bạn chắc chắn không nên bỏ qua Telnet. Vậy Telnet là gì? Cấu trúc và tính năng của giao thức này là gì? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu sâu hơn về Telnet trong bài viết tổng hợp này.
Telnet là gì? Cấu trúc của Telnet
– Telnet là gì?
Telnet là một từ viết tắt ghép từ “Teletype Network”, “Terminal Network” hay “Telecommunication Network”. Nhìn chung chúng nói đến và liên quan đến mạng viễn thông
Có thể gọi Telnet là một giao thức dòng lệnh được sử dụng để quản lý các thiết bị khác nhau như máy chủ, PC, Router, Switch,… Hoặc Telnet là một giao thức máy tính cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều cho các máy tính trên Internet và mạng cục bộ LAN
Telnet có nhiệm vụ cung cấp kết nối từ xa, đảm nhiệm việc gửi các lệnh hoặc dữ liệu đến kết nối mạng từ xa. Vì vậy chúng rất phổ biến trong hệ thống mạng. Giao thức này xuất hiện vào năm 1969 và nó đáp ứng nhu cầu cơ bản về giao diện dòng lệnh trên Internet. Sau khi SSH ra đời là người kế nhiệm của Telnet nên đã giải quyết những nhược điểm của Telnet
Telnet là gì? Cấu trúc của Telnet
– Cấu trúc của Telnet
Trong cấu trúc của Telnet sẽ bao gồm máy chủ (Server) và khách hàng (Client). Ở phía máy chủ (Server) sẽ cung cấp dịch vụ Telnet. Dịch vụ này sẽ đưa đến và kết nối các ứng dụng của máy khách (Client)
Thông qua cổng TCP 23 nên các máy chủ (Server) sẽ biết để kết nối với Telnet. Trong khi đó máy khách hàng cần xác định rõ cổng Telnet bởi cổng này có thể thay đổi với nhiều lý do khác nhau hoặc vì chế độ bảo mật….
>>> Xem thêm: Visual Studio Code là gì? [KHÁI NIỆM, LỢI ÍCH, TẦM QUAN TRỌNG]
Cách thức hoạt động của Telnet là gì?
Cách thức hoạt động của Telnet là gì?
Telnet là một loại giao thức máy khách – máy chủ có thể được sử dụng để mở một dòng lệnh CLI trên một máy tính từ xa, điển hình là một máy chủ. Người dùng có thể sử dụng công cụ này để ping một cổng và tìm xem nó có đang mở hay không.
Telnet hoạt động với 1 trình giả lập kết nối đầu cuối ảo hoặc một ví dụ trừu tượng của kết nối với máy tính. Sử dụng các giao thức chuẩn để hoạt động giống như một thiết bị đầu cuối vật lý được kết nối với máy tính.
Người dùng kết nối từ xa với một máy bằng Telnet, đôi khi được gọi là Telneting vào hệ thống. Họ được nhắc nhập tổ hợp username và mật khẩu để truy cập máy tính từ xa. Cho phép chạy các dòng lệnh như thể đăng nhập trực tiếp vào máy tính. Bất chấp vị trí thực của người dùng, địa chỉ IP của họ sẽ khớp với máy tính đã đăng nhập chứ không phải là địa chỉ được sử dụng thực tế để kết nối.
Hướng dẫn cài đặt Telnet
– Cài đặt cho Linux
Telnet gắn liền với tên gọi “giao thức khách – chủ”. Cộng với việc tìm hiểu cấu trúc của Telnet bạn cũng sẽ nắm rõ được hai bộ phận của chúng. Với máy chủ và máy khách dân IT sẽ ứng dụng cài đặt hai bộ phận này trên nhiều bản phân phối Linux như Ubuntu, Debian, Fedora, CentOS, RedHat, Mint, v.v…
– Cài đặt cho Windows
+ Bước 1: Truy cập vào Server Manager
Điều bạn cần làm đầu tiên là cần vào được Server Manager. Tại đây, bạn sẽ tìm đến
“Manage” và nhấn “Add Roles and Features”
Ở bên trái, bảng menu sổ dọc bạn sẽ thấy dòng “Installation Type”. Bạn cần nhấn chọn chúng. Khi đó, bạn sẽ thấy trên màn hình đưa ra hai tùy chọn. Bạn chỉ cần nhấn “Role-based or feature-base installation”. Tiếp theo là “Next”
+ Bước 2: Chọn “Server Select”
Khi bạn nhấn chọn Server Select, bạn hãy nhìn vào menu phía trái. Lúc này, máy chủ sẽ mặc định theo “Select a server from the server pool”. Bạn click tiếp vào “Next”
+ Bước 3: Lựa chọn tại Select Features
Ngay “Select Features” bạn hãy nhấn “Features” tại menu góc trái. Bạn hãy quan sát list hiển thị những feature góc phải. Bạn click “Telnet Server” và “Telnet Client”. Tiếp đến, nhấn “Next” để cài đặt
Sau khi chọn Confirmation, bạn nhấn “Next”
+ Bước 4: Hoàn tất quá trình
Để kết thúc quá trình cài đặt diễn ra thuận lợi, bạn chỉ cần nhấn chọn “Close”
>>> Xem thêm: PhpMyAdmin là gì? [CHI TIẾT] Sử dụng PhpMyAdmin như thế nào?
Các lệnh cơ bản của Telnet là gì?
Các lệnh cơ bản của Telnet là gì?
Dưới đây là một số lệnh cơ bản khi sử dụng Telnet
– cd: Dùng để đổi từ thư mục này sang thư mục khác
– Pwd: Cho biết vị trí hiện tại của hệ thống, ví dụ như bạn đang ở thư mục nào
– ls -a: Lệnh liệt kê tất cả các file, ngay cả các file bị ẩn
– ls -l: Lệnh liệt kê các file chi tiết
– ls -la: Lệnh liệt kê các file thông dụng
– cat: Lệnh dùng để xem và đọc một file bất kỳ
– mkdir: Tạo một file mới
– rmdir: Lệnh xóa một folder bất kỳ
– cp: Lệnh sao chép một file hoặc folder
– mv: Lệnh thay đổi tên của file hay folder, hoặc di chuyển chúng sang vị trí mới
– rm: Lệnh dùng để xóa một file hoặc folder bất kỳ
– grep: Lệnh dùng để tìm kiếm một từ hoặc một dòng trong tập tin
– tar: Lệnh dùng để nén hoặc giải nén các file từ một gói tập tin
– zip: Nén file hay folder
– unzip: Giải nén các tập tin nén (file có đuôi zip)
Giải pháp thay thế Telnet là gì?
Giải pháp thay thế Telnet là gì?
Có những lựa chọn thay thế khác nhau dành cho Telnet. SSH là giải pháp thay thế phổ biến và tốt hơn cho giao thức Telnet.
– SSH cung cấp bảo mật tốt hơn bằng cách mã hóa lưu lượng và cung cấp xác thực an toàn hơn. SSH cũng có rất nhiều tính năng bổ sung như chuyển tiếp desktop X, chuyển tiếp cổng (port forwarding), v.v…
– RDP không phải là một giao thức từ xa sử dụng dòng lệnh, mà dựa trên GUI. RDP cần nhiều băng thông mạng hơn nhưng cung cấp trải nghiệm desktop hoàn chỉnh
– VNC là một lựa chọn thay thế mã nguồn mở tương tự như giao thức RDP. VNC cung cấp desktop từ xa nhưng chậm hơn RDP trong hầu hết các trường hợp
– SNMP được thiết kế để quản lý từ xa đối với các lệnh không tương tác. Nhưng SNMP chủ yếu được sử dụng để giám sát các hệ thống từ xa và không hoàn toàn thay thế cho giao thức Telnet
>>> Xem thêm: Cydia là gì? Có nên cài đặt Cydia cho iPhone không?
Kết luận
Mặc dù giao thức Telnet không được đánh giá cao về độ bảo mật cao. Tuy nhiên, vai trò của chúng chưa bao giờ bị phủ nhận. Bởi chúng là tiền đề khởi nguồn cho nhiều giao thức tiến bộ về sau. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về Telnet là gì và các vấn đề liên quan đến chúng.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com