TikTok Ads là gì? [ĐIỀU KHOẢN, CÁCH TẠO TÀI KHOẢN, CHẠY ADS]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

Dù tham gia thị trường mạng xã hội muộn nhưng tiktok lại đang là một trong những nền tảng phát triển nhất. Không chỉ là một kênh giải trí đơn thuần, tiktok còn là thị trường bán hàng cực tiềm năng. Vì thế tiktok ads ra đời để doanh nhân, doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên nền tảng này. Cụ thể TikTok Ads là gì? Tạo tài khoản quảng cáo TikTok như thế nào? Chạy quảng cáo TikTok ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Contents

tiktok ads là gì1. TikTok ads là gì

TikTok ads là chạy quảng cáo trên TikTok, nghĩa là bạn trả tiền cho TikTok để thuê nền tảng này phân phát quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn đến người dùng. Từ đó thu hút người xem và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Giống như tất cả các nền tảng quảng cáo khác. Mục đích cuối cùng của TikTok ads là làm thương hiệu hoặc tăng trưởng doanh thu.

2. Chính sách của TikTok về sản phẩm, dịch vụ quảng cáo [BỊ CẤM]

TikTok nghiêm cấm quảng cáo các ngành và hoạt động thương mại sau

2.1 Động vật, các bộ phận của động vật hoặc sản phẩm từ động vật

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận động vật, bao gồm động vật còn sống, gia súc, thú cưng, xác động vật, các bộ phận của động vật hoặc sản phẩm từ động vật. 

– Động vật, các bộ phận của động vật hoặc các sản phẩm làm từ động vật: mọi động vật còn sống, động vật đang bị đe dọa, dễ tổn thương hoặc được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.

– Các bộ phận và sản phẩm làm từ động vật như sừng, xương, răng, ngà, da, lông, vảy, vây, nội tạng, mỡ, dịch.

chính sách quảng cáo của tiktok

– Chấp nhận các ngoại lệ:

  • Sản phẩm dành cho động vật (đồ chơi, quần áo, vòng cổ, lồng, thức ăn, v.v.). 
  • Các dịch vụ dành cho thú cưng, như: dắt chó đi dạo, chăm sóc thú cưng, quán cà phê thú cưng, chải lông cho thú cưng, huấn luyện thú cưng, v.v
  • Các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO) và trạm bảo trợ động vật được phép quảng cáo nội dung liên quan đến việc nhận nuôi động vật. Tuy nhiên, việc quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện: Nhận nuôi thú có nòi, thú thuần chủng sẽ bị cấm; ​Nhân giống tạp giao thú cưng sẽ bị cấm. 

2.2. Sản phẩm, dịch vụ và hoạt động giải trí liên quan đến tình dục cho người lớn

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận tài liệu khiêu dâm, đồ chơi và đồ dùng tình dục như chất bôi trơn, ái vật hay trang phục gợi dục. 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận hoạt động giải trí người lớn (câu lạc bộ phục vụ, câu lạc bộ thoát y), các dịch vụ tình dục (dịch vụ người đi cùng, mại dâm, massage kích dục) hoặc bất cứ loại hình nào tương tự. 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận các ứng dụng hoặc dịch vụ hẹn hò, trong đó truyền bá, ngụ ý, khắc họa hoặc khuyến khích mối quan hệ đổi chác, sự không chung thủy, hành vi giao cấu hoặc bất cứ điều gì tương tự. 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận những thứ giúp cải thiện hiệu quả của hoạt động tình dục, khoái cảm hoặc ngoại hình ở dạng ma túy, thuốc, đồ dùng, thiết bị hay bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào tương tự. Ví dụ: sản phẩm tăng kích cỡ dương vật, ngực.

2.3. Sòng bạc và đánh bạc 

Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận sòng bạc, hoạt động đánh bạc, cá cược thể thao, thể thao ảo, xổ số, dù đó là trang web trực tuyến hay cơ sở thực ngoài đời, miễn là có hành vi nạp và rút tiền.

2.4. Sản phẩm thuốc lá 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận thuốc lá, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá điện tử hoặc bất cứ sản phẩm thay thế nào khác để hút hoặc tiêu thụ thuốc lá. 

– Quảng bá các vị trí, địa điểm hoặc cơ sở chuyên dành cho việc hút thuốc hoặc tiêu thụ thuốc lá, bao gồm bar thuốc lá, quán shisha hoặc bất kỳ nơi nào khác có mục đích tương tự. 

2.5. Hàng giả và vi phạm bản quyền 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận các sản phẩm giả mạo, nhái, sao chép, kể cả sản phẩm kỹ thuật số vi phạm bản quyền, mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thương hiệu hoặc nhãn hiệu.

– Những sản phẩm này bao gồm: 

  • Sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại được bán ra như hàng chính hãng của chủ sở hữu thương hiệu hoặc nhãn hiệu. 
  • Sản phẩm được mô tả là hàng nhái, hàng sao chép hoặc tương tự.

2.6. Chất kích thích và dụng cụ dùng chất kích thích

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận các loại thuốc bất hợp pháp, thuốc thuộc diện kiểm soát, thuốc theo toa, thuốc dùng cho mục đích giải trí, vi lượng đồng căn, thuốc kích thích, kể cả thuốc giảm cân. 

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận dụng cụ dùng chất kích thích hay các phụ kiện hoặc đồ dùng tương tự. 

– Quảng bá hoặc tạo điều kiện tiếp cận các cửa hàng thuốc, nhà thuốc hoặc quầy thuốc trái phép. 

– Khắc họa hoặc miêu tả việc lạm dụng thuốc hoặc dùng ma túy. 

– Khắc họa hoặc chứa các từ ngữ, biểu tượng hoặc hình ảnh liên quan đến chất kích thích, dù ở dạng hình ảnh hay âm thanh, hoặc bất cứ điều gì tương tự

2.7. Trang phục và thiết bị cảnh sát/quân đội 

Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận đồng phục, áo vest, còng tay, dùi cui, giày hoặc bất kỳ phụ kiện, thiết bị hay đồ dùng nào tương tự.

2.8. Quảng cáo chính trị 

Nội dung tán thành một quan điểm (ủng hộ hoặc chống đối) về một vấn đề công cộng quan trọng của địa phương nhằm tác động đến một quyết định hoặc kết quả chính trị.

2.9. Các hoạt động kinh doanh không được chấp nhận

– Quảng bá, mua bán, chào mời hoặc tạo điều kiện tiếp cận các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể bị coi là lừa đảo, gây hiểu nhầm hoặc phi pháp, chẳng hạn như:

  • Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, bản quyền, vi phạm quyền riêng tư
  • Đánh cắp thông tin cá nhân thông qua phần mềm gián điệp
  • Làm sai lệch, làm giả tài liệu
  • Tuyên bố thông tin sai lệch về giá cả/ chiết khấu, thông tin quảng cáo.
  • Đưa ra tuyên bố sai lệch, giấu diếm thông tin về các khoản phí, khoản thu và thuế quan, áp dụng mô hình kinh doanh có hại hoặc bất kỳ hình thức nào tương tự

  2.10. Dịch vụ, sản phẩm, loại hình kinh doanh không phù hợp 

  – Dịch vụ phá thai 

  – Dịch vụ tang lễ 

  – Hóa chất nguy hiểm 

  – Mua bán, cấy ghép mô người hoặc nội tạng người hay bất kỳ hình thức nào tương tự. 

  – Cơ hội tuyển dụng người mẫu hoặc người có ảnh hưởng 

  – Dịch vụ xác định giới tính trước sinh 

  – Bất kỳ loại hình kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ nào có tính gây tranh cãi, ghê tởm, bạo lực hoặc nguy hiểm ở mức cao đều được xem là không phù hợp với nền tảng Quảng cáo của TikTok. Điều này bao gồm các quảng cáo đề cập đến một sự kiện hoặc chủ đề nhạy cảm (ví dụ: tử vong, thảm họa thiên nhiên/công nghiệp, tấn công bạo lực, rối loạn dân sự, v.v.) và chứa bất kỳ nội dung nào sau đây: tấn công cá nhân, chiếm đoạt hashtag, bán hàng hóa/dịch vụ, tham gia chiến dịch chính trị, lôi kéo người theo dõi hoặc các nội dung không phù hợp khác.

3. Chính sách về mẫu quảng cáo trên TikTok

3.1. Yêu cầu về trang đích

Trang đích là trang cuối cùng dẫn người dùng đến sau khi xem và click vào quảng cáo. Có thể là website, fanpage, link mua hàng, trang youtube,…

Yêu cầu về trang đích như sau:

  • Mẫu quảng cáo không được chuyển người dùng đến một trang đích không hoạt động

+ Trang đích hết hạn, có lỗi hoặc đang trong quá trình xây dựng.

+ Trang đích có nội dung hoặc thông tin không hoàn chỉnh.

+ Trang đích không thân thiện với thiết bị di động.

+ Trang đích tự động tải tệp xuống điện thoại di động của người dùng.

+ Trang đích yêu cầu người dùng phải tải thêm chương trình xuống hoặc nhập thông tin cá nhân thì mới truy cập được vào nội dung chính trên trang đích.

  • Mẫu quảng cáo và trang đích không được hiển thị sản phẩm hoặc dịch vụ bị cấm (đã nêu rõ ở phần 2 của bài viết)
  • Quảng cáo thương mại điện tử phải hiển thị thông tin đầy đủ và chính xác trên trang đích

+ Chi tiết liên hệ (ví dụ: Số điện thoại; Địa chỉ email; Số fax (tùy chọn), v.v.) 

+ Tên công ty 

+ Địa chỉ công ty 

+ Giấy phép kinh doanh (lưu ý: Giấy phép kinh doanh không được giả mạo, thay đổi, cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng.) 

+ Giá theo tiền tệ địa phương 

+ Điều khoản và điều kiện, thông tin vận chuyển 

+ Chính sách quyền riêng tư, Chính sách đổi trả và Chính sách hoàn tiền. 

  • Quảng cáo khách hàng tiềm năng phải có liên kết đến Chính sách quyền riêng tư và không được yêu cầu thông tin trên biểu mẫu mở tức thì. Chính sách thu thập dữ liệu của TikTok cấm hoạt động này.
  •  Mẫu quảng cáo không được có mã QR

+ Bị cấm: Mẫu quảng cáo có mã QR dẫn đến các trang web của bên thứ ba bao gồm các trang mạng xã hội.

+ Cho phép: Mã QR trên bao bì sản phẩm hoặc ứng dụng; Mã ma trận không quét được, gồm cả mã vạch hàng hóa.

3.2. Yêu cầu về tính nhất quán của quảng cáo

  • Mẫu quảng cáo, bao gồm chú thích quảng cáo, nội dung quảng cáo, hình ảnh quảng cáo, video quảng cáo, lời kêu gọi hành động (CTA) của quảng cáo cần nhất quán với sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang đích.
  • Không được phép: Quảng cáo giới thiệu sản phẩm/ thương hiệu A nhưng trang đích lại hiển thị sản phẩm/ thương hiệu B.
  •  Logo thương hiệu trên sản phẩm trong Mẫu quảng cáo nhưng không có logo thương hiệu trên sản phẩm trong trang đích
  • Chú thích quảng cáo cần nhất quán với hình ảnh hoặc video của quảng cáo tương ứng.
  • Không được phép: Chú thích quảng cáo ghi là “Giảm đến 50%”, còn hình ảnh quảng cáo lại nói là “Giảm đến 30%”
  • “Tên hiển thị” và “Tên ứng dụng” phải nhất quán với tên sản phẩm, dịch vụ hoặc ứng dụng được quảng cáo trên trang đích.
  • Không được phép: Quảng cáo tải ứng dụng xuống: “Tên ứng dụng” là ABC trong khi tên ứng dụng hiển thị trên trang đích lại là XYZ. 

3.2. Yêu cầu về ngôn ngữ trên tiktok ads

Quảng cáo nhắm mục tiêu tại quốc gia nào thì phải sử dụng ngôn ngữ được chấp nhận tại quốc gia đó.

  • Việt Nam: Tiếng Việt
  • Singapore: Tiếng Mã Lai, Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Tami 
  • Hàn Quốc: Tiếng Hàn, tiếng Anh
  • Nhật Bản: Tiếng Nhật
  • Mỹ: Tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha.

3.4. Yêu cầu về chất lượng và nội dung quảng cáo

  • Chú thích/văn bản quảng cáo không được có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp tạo ra trải nghiệm khó chịu cho người dùng và không được dùng biểu tượng sai cách giữa các chữ. Ví dụ sử dụng “káo” thay vì “cáo”.
  • Hình ảnh quảng cáo không được chứa phần nào mờ, không rõ ràng hoặc không nhận ra được và không được cố ý sử dụng cột/pixel để che khuất một phần hình ảnh. Hình ảnh quảng cáo không được hiển thị nội dung không đầy đủ hoặc khó đọc. Bị cấm hình ảnh quảng cáo chứa hình mờ hoặc nhãn chìm của bên thứ ba.
  • Hình ảnh và video quảng cáo phải rõ ràng và có độ phân giải cao.
  • Video quảng cáo phải có thời lượng từ 5 đến 60 giây trên TikTok
  • Video quảng cáo phải sử dụng kích cỡ video tiêu chuẩn: Dọc (9:16); Vuông (1:1); Ngang (16:9) 
  • Quảng cáo phải có âm thanh và âm thanh không được có chất lượng kém, chẳng hạn như âm thanh không rõ ràng hoặc khó nghe.
  • Mẫu quảng cáo không được là hình ảnh tĩnh. Mẫu quảng cáo không được có hình ảnh tĩnh/không chuyển động làm yếu tố chính của video (ví dụ: hình ảnh tĩnh không được chiếm trên 50% kích thước video). 
  • Mẫu quảng cáo phải có tương tác

Khi vi phạm bất cứ điều nào trong chính sách quảng cáo của TikTok đã nêu ở trên thì quảng cáo đều bị từ chối xét duyệt. Không được phép hiển thị trên TikTok.

4. Giới thiệu về TikTok Ads Manager – Trình quản lý quảng cáo TikTok

Trình quản lý quảng cáo TikTok là nơi để nhà quảng cáo khởi chạy chiến dịch, quản lý tài nguyên quảng cáo, giám sát dữ liệu và tối ưu hóa hoạt động quảng cáo. Dưới đây là giao diện của trình quản lý quảng cáo và chức năng đi kèm

4.1. Trang chủ

Tập hợp các trang chức năng của TikTok. Nơi có nút “Tạo quảng cáo” để bạn bắt đầu một chiến dịch.

4.2. Communication- Nền tảng

Bạn phải đăng nhập vào Trình quản lý quảng cáo TikTok để truy cập nền tảng. Thanh điều hướng ở đầu trang hiển thị năm tab chính nơi bạn thực hiện hầu hết các hành động: Bảng điều khiển (Dashboard), Chiến dịch (Campaign), Thư viện (Gallery), Báo cáo (Report) và Thông tin chuyên sâu (Insight).

4.3. Dashboard – Bảng điều khiển

Đây là nơi tập hợp thông tin tổng quan về dữ liệu của bạn và theo dõi sự thay đổi về hiệu suất quảng cáo. Bạn có thể nhìn được tất cả những gì đang diễn ra với chiến dịch quảng cáo. Bao gồm chiến dịch đang hoạt động, mức chi tiêu ngân sách, biểu đồ hiệu suất quảng cáo,…

4.4. Campaign – Chiến dịch

Trang Chiến dịch giúp bạn quản lý chiến dịch cụ thể hơn. Ở đây, bạn có thể thấy các chiến dịch, nhóm quảng cáo và các quảng cáo của mình. Có thể nhấn vào nút “Tạo” để bắt đầu tạo một chiến dịch mới.

4.5. Gallery – Thư viện

Thư viện là nơi bạn lưu trữ và quản lý các tài nguyên quảng cáo. Thư viện có bốn tùy chọn trong danh sách thả xuống: Sự kiện, Tệp sáng tạo, Đối tượng và Danh mục.

Bạn cần đến thư viện để tạo hoặc quản lý các yếu tố theo dõi của bên thứ ba, pixel trang web, tệp sáng tạo, đối tượng tùy chỉnh và sử dụng các công cụ tuyệt vời khác để tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo cũng như tiếp cận khách hàng mới.

4.6. Report – Báo cáo

Trình quản lý quảng cáo TikTok sẽ tự động lập báo cáo đúng như cách bạn muốn trong quá trình tạo báo cáo. Bạn cũng có thể đặt lịch để báo cáo được gửi vào đúng thời điểm bạn cần.

4.7. Insight – Thông tin chuyên sâu

Bạn có thể làm phép so sánh giữa các chiến dịch để tìm ra chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. Trang Insight sẽ báo cáo chính xác thông tin khách hàng mà bạn cần biết.

4.8. Business Center – Trung tâm doanh nghiệp

Trung tâm doanh nghiệp là nơi bạn quản lý các tài khoản quảng cáo và những người làm việc với chúng. Bạn có thể quản lý tài sản, kiểm soát quyền truy cập và quyền, nhận báo cáo ở cấp doanh nghiệp và thực hiện nhiều công việc khác nữa.

5. Cách tạo tài khoản quảng cáo trên TikTok

Bước 1: Tạo thông tin đăng nhập

Nhấn vào đây để bắt đầu đăng ký tài khoản

  • Điền địa chỉ email hoặc số điện thoại
  • Mật khẩu: phải có từ 6 đến 20 ký tự
  • Xác nhận mật khẩu
  • Mã xác minh đã gửi về email hoặc điện thoại

đăng ký tài khoản quảng cáo tiktok

Sau đó nhấn đồng ý với điều khoản của tiktok và nhấn vào “Sign Up”

Bạn có thể đăng ký bằng tài khoản TikTok đã có. Tuy nhiên đây phải là tài khoản tiktok doanh nghiệp. Sau đó bạn sẽ được chuyển đến giao diện thiết lập tài khoản.

Bước 2: Chọn quốc gia và loại tài khoản.

Doanh nghiệp (Business) hoặc Cá nhân (Individual). Sau đó chọn “Tiếp theo”

Bước 3: Thiết lập cài đặt tài khoản quảng cáo

  • Đối với tài khoản cá nhân: điền thông tin cần thiết rồi nhấn vào Make a Reservation (đặt trước). Một số khu vực sẽ được hỗ trợ từ người của TikTok giúp bạn quản lý tài khoản.
  • Đối với tài khoản doanh nghiệp

Trên bảng điều khiển của trình quản lý quảng cáo TikTok. Nhấn vào tên tài khoản ở góc trên cùng bên phải để truy cập menu thả xuống. Chọn “Cài đặt tài khoản quảng cáo”. Sau đó chọn Thông tin doanh nghiệp và điền các thông tin sau

– Tên doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp hoặc cửa hàng của bạn.

– Liên kết quảng cáo: URL, cửa hàng ứng dụng hoặc trang web doanh nghiệp. Nếu bạn có nhiều liên kết, hãy tách chúng bằng dấu ngắt dòng.

– Ngành nghề: Chọn ngành kinh doanh của bạn.

 – Địa chỉ đường phố: Địa điểm của trụ sở chính hoặc nơi bạn đăng ký kinh doanh.

–  Bang/tỉnh: Tiểu bang/tỉnh nơi bạn đăng ký kinh doanh.

– Mã bưu chính: Mã bưu chính của khu vực nơi bạn đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Hóa đơn sẽ được thiết lập dựa trên thông tin doanh nghiệp của bạn. Vui lòng cung cấp thông tin pháp lý chính xác liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

– Điền thông tin người liên hệ chính

– Nhấp vào thông tin thuế và nhập thông tin thuế hợp lệ

– Nhấn vào phương thức thanh toán và điền thông tin thanh toán của bạn.

Sau khi gửi thông tin thanh toán, bạn có thể bắt đầu thêm tiền vào tài khoản của mình. Nhưng nếu tài khoản của bạn chưa được phê duyệt, thì bạn sẽ không thể bổ sung thêm tiền. Ngoài ra, bạn không thể chạy bất kỳ quảng cáo nào cho đến khi tài khoản của bạn được phê duyệt.

6. Cách tạo chiến dịch quảng cáo

Bước 1: Đăng nhập vào trình quản lý quảng cáo TikTok.

Tài khoản đăng nhập đã được hướng dẫn tạo ở trên

Bước 2: Nhấn vào mục “Campaign” > “Create”

Bước 3: Chọn mục tiêu quảng cáo

  • Awareness: Nhận thức
  • Consideration: Cân nhắc
  • Conversation: Chuyển đổi

Mỗi tài khoản được phép tạo tối đa 999 chiến dịch quảng cáo. Các mục tiêu quảng cáo như tăng phạm vi tiếp cận, số lượt xem video và doanh số vẫn đang ở dạng beta và chỉ khả dụng đối với một số tài khoản nhất định.

Bước 4: Thiết lập tên chiến dịch và ngân sách quảng cáo 

  • Đặt tên chiến dịch: giới hạn 512 ký tự
  • Lựa chọn ngân sách quảng cáo

+ Không giới hạn: Việc phân phối quảng cáo của bạn ở cấp chiến dịch không bị giới hạn, mức chi tiêu ngân sách của bạn sẽ được xác định theo ngân sách mà bạn đặt ở cấp nhóm quảng cáo

+ Ngân sách hàng ngày và Tổng ngân sách: Việc phân phối quảng cáo của bạn sẽ bị giới hạn theo ngân sách hằng ngày hoặc tổng ngân sách ở cấp nhóm quảng cáo. Điều này có nghĩa là mức chi tiêu hằng ngày hoặc tổng mức chi tiêu của tất cả quảng cáo trong chiến dịch của bạn sẽ không được vượt quá số tiền này

Sau khi bạn đã hoàn tất việc thiết lập Chiến dịch quảng cáo , hãy nhấp vào “Tiếp theo” và bạn sẽ được đưa đến trang tạo nhóm quảng cáo.

7. Cách tạo nhóm quảng cáo TikTok

Một chiến dịch quảng cáo có thể gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo. Sau khi tạo chiến dịch, bạn có thể thiết lập nhóm quảng cáo bằng cách xác định chi tiết

  • Vị trí
  •  Loại hình sáng tạo
  • Đối tượng mục tiêu
  • Ngân sách & Lịch trình
  • Phương pháp đấu thầu và tối ưu hóa

Bước 1: Thiết lập vị trí

Ưu tiên chọn vị trí tự động. TikTok sẽ tối ưu hóa phân phối trên tất cả các vị trí trong Trình quản lý quảng cáo TikTok. Có 3 vị trí quảng cáo như sau

  • In-Feed Ads: Quảng cáo trên dòng thời gian. Trên trang “Dành cho bạn” khi người dùng lướt video.
  • Quảng cáo trong bảng cập nhật tin tức và quảng cáo trên trang chi tiết. Các ứng dụng như TopBuzz, BuzzVideo, News Republic, v.v.
  • Pangle: Mạng lưới đối tượng của TikTok. Giúp bạn chặn hiển thị quảng cáo ở những nơi không mong muốn.

Lưu ý: Tính khả dụng của vị trí tùy thuộc vào loại quảng cáo, tùy chọn nhắm mục tiêu và quốc gia phân phối.

Bước 2: Chọn loại hình quảng cáo

Cũng ưu tiên chọn tính năng “Tự động tối ưu mẫu quảng cáo”. Hệ thống sẽ tự động tạo ảnh, video và văn bản quảng cáo. Hoặc bạn có thể tải lên nội dung quảng cáo.

Bước 3: Nhắm mục tiêu quảng cáo

Tính năng nhắm mục tiêu trên Trình quản lý quảng cáo TikTok cung cấp nhiều tùy chọn, như tạo hoặc loại trừ đối tượng người xem quảng cáo. Có các tùy chọn nhân khẩu học và thiết bị để bạn thu hẹp đối tượng của mình. Bao gồm: nhắm mục tiêu theo nhà cung cấp dịch vụ di động, hệ điều hành, sở thích, giới tính và độ tuổi.

Bước 4: Cài đặt ngân sách và thời gian chạy quảng cáo

  • Cài đặt ngân sách: Cài đặt ngân sách hàng ngày hoặc Tổng ngân sách. Lưu ý không dưới 20 USD.
  • Cài đặt lịch trình : Cài đặt thời gian bắt đầu và kết thúc quảng cáo
  • Lên lịch phát: Chọn thời gian trong ngày để phát quảng cáo. Tối thiểu là 30 phút

Xem thêm: Khung giờ vàng đăng video tiktok dễ lên xu hướng

Bước 5: Chọn hình thức thanh toán

Bạn có có thể quy trình đấu thầu và các tùy chọn tối ưu hóa. Sau đó nhập liên kết theo dõi của bên thứ 3 để theo dõi hiệu suất quảng cáo.

  • Mục tiêu quảng cáo: Có 3 loại mục tiêu tối ưu hóa để bạn chọn: “Lượt chuyển đổi”, “Lượt nhấp” và “Phạm vi tiếp cận”. Mục này sẽ được đặt mặc định đối với một số mục tiêu chiến dịch.
  • Hình thức thanh toán (dựa trên mục tiêu quảng cáo)

+ Nếu mục tiêu tối ưu hóa của bạn là “Phạm vi tiếp cận”, thì quảng cáo của bạn sẽ được tính phí là CPM (Chi phí mỗi 1.000 lượt hiển thị). 

+ Nếu mục tiêu tối ưu hóa của bạn là “Lượt nhấp”, thì quảng cáo của bạn sẽ được tính phí là CPC (Chi phí cho mỗi lượt nhấp). 

+ Nếu mục tiêu tối ưu hóa của bạn là “Lượt chuyển đổi”, thì phương pháp đấu thầu của bạn là oCPM (tối ưu hóa chi phí cho mỗi 1.000 lượt hiển thị) và phương thức thanh toán là CPM.

  • Chiến lược giá thầu: Chọn giá thầu tiêu chuẩn
  • Giá thầu: Đặt số tiền bạn trả cho mỗi một nghìn lượt hiển thị, mỗi lượt nhấp hoặc mỗi lượt chuyển đổi. Thuật toán của TikTok sẽ phân phối quảng cáo cho bạn dựa trên giá thầu.
  • Loại hình phân phối: Tiêu chuẩn hoặc Tăng tốc

 + “Tiêu chuẩn”: Ngân sách quảng cáo của bạn sẽ được chi tiêu đồng đều trong thời gian thực hiện chiến dịch theo lịch trình. 

+ “Tăng tốc”: Ngân sách quảng cáo của bạn sẽ được chi tiêu càng nhanh càng tốt trong thời gian thực hiện chiến dịch theo lịch trình.

Lưu ý: Sau khi tạo nhóm quảng cáo bạn không thể thay đổi Ngày bắt đầu,  mục tiêu của nhóm quảng cáo và các cài đặt tối ưu hóa thông minh.

Sau khi bạn đã hoàn tất việc thiết lập nhóm quảng cáo, hãy nhấp vào “Tiếp theo” và bạn sẽ được đưa đến trang tạo quảng cáo để Tạo quảng cáo.

8. Cách tạo 1 quảng cáo trên TikTok

Bước 1: Nhập tên quảng cáo

Giúp bạn phân biệt các quảng cáo trong nhóm. Tên quảng cáo này chỉ dành cho nhà quảng cáo và không phải 1 phần của quảng cáo.

Bước 2: Chọn định dạng quảng cáo

TikTok chỉ hỗ trợ định dạng quảng cáo video. Các ứng dụng bảng cập nhật tin tức “TopBuzz/BuzzVideo/Pangle” hỗ trợ cả ảnh quảng cáo và video quảng cáo.

Bước 3: Nhập chi tiết quảng cáo

– Tải lên nội dung quảng cáo

  • Thêm từ máy tính: Bạn có thể trực tiếp tải lên phương tiện từ máy tính của mình.
  • Thêm từ tài sản: Chọn những video có sẵn trên kênh để chạy quảng cáo
  • Tạo video: Công cụ tạo này giúp bạn dễ dàng dựng các video tuyệt đẹp. Bạn có thể chọn “Sử dụng mẫu video” hoặc “Video thông minh”. 

+ Mẫu video – Tạo video quảng cáo dựa trên ảnh hiện có đã được TikTokphê duyệt trước

 + Video thông minh – Sử dụng chức năng Video thông minh của chúng tôi để tự động phân tích phương tiện của bạn nhằm tạo ra các video đẹp như sản phẩm của dân chuyên nghiệp.

+ Nhạc nền video thông minh – Tải lên các video không có âm thanh rồi sử dụng công nghệ thông minh để tạo nhạc nền.

– Chọn hình thu nhỏ (ảnh bìa)

– Nhập văn bản và liên kết

  • Tên hiển thị: Đồng nhất với tên công ty/sản phẩm/nhãn hiệu của trang web hoặc ứng dụng đang được quảng bá.
  • Văn bản: Phần văn bản đã thêm sẽ xuất hiện trong đối tượng hiển thị quảng cáo của bạn và sẽ được hiển thị cho người xem của bạn, để họ biết rõ bạn đang quảng bá thứ gì
  • Lời kêu gọi hành động: Nói cho đối tượng của bạn biết những gì mà bạn muốn họ thực hiện khi thấy quảng cáo. Bao gồm: tải xuống, tìm hiểu thêm, mua sắm ngay, xem ngay, đăng ký, nhận vé ngay, nghe ngay, trải nghiệm,…

– Xem trước mẫu quảng cáo

Bước 4: Thêm liên kết theo dõi

Thêm tất cả các URL theo dõi qua bên thứ ba hoặc Pixel có liên quan để theo dõi dữ liệu hiệu suất quảng cáo của bạn.

9. Lưu ý về định dạng video Tiktok ads

  • Thành phần quảng cáo: Video creative + ad display image + brand or app name + ad description
  • Tỷ lệ video quảng cáo: 9:16, 1:1, or 16:9
  • Kích thước video quảng cáo TikTok:  ≥540*960px, ≥640*640px, or ≥960*540px.
  • Định dạng file: .mp4, .mov, .mpeg, .3gp, or .avi
  • Độ dài video: Từ 5 đến 60 giây. Ưu tiên video ngắn từ 9 đến 15s.
  • Tốc độ phát: ≥516 kbps
  • Dung lượng video: ≤500 MB
  • Ảnh đại diện: Dưới 50Kb, tỷ lệ 1:1, kiểu file: .jpg, .jpeg, .png\
  • Tên app hoặc tên thương hiệu: Hỗ trợ 1-40 ký tự. Không được chứa biểu tượng cảm xúc. Dấu câu và khoảng trắng được tính là 1 ký tự. Tùy vào kiểu điện thoại và hệ điều hành thì văn bản dài có thể không hiển thị hết.
  • Mô tả quảng cáo: Giới hạn từ 1-100 ký tự. Biểu tượng “{ }” và “#” không được xuất hiện trong mô tả. 
  • Quảng cáo TikTok bắt buộc phải có nhạc nền hoặc âm thanh. Tránh việc hình ảnh trên video bị mờ do kéo căng hoặc nén kích thước. Quảng cáo nên được bản địa hóa nhắm tại địa phương.

Tham khảo: Tải video tiktok không logo [4 cách NHANH & DỄ]

10. Lời kết

Bài viết trên là tất cả các thông tin từ A – Z để bạn có thể hiểu TikTok Ads là gì. Chúng tôi đã cố gắng giải thích dễ hiểu nhất để ai cũng có thể học và làm theo. Nhất là khi bạn mới làm quen với quảng cáo trên TikTok. Chúc bạn thành công!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

 Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002