Vốn chủ sở hữu là gì? [ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ, CÔNG THỨC, SO SÁNH]

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là thông tin tài chính mà nhà đầu tư cần hiểu rõ. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có giống nhau không?

Contents

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ. Sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Hiểu một cách đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

>>> Xem thêm: Kiếm tiền với Wordpress [THU NHẬP CAO – KHÔNG BỎ VỐN]

Những yếu tố của vốn chủ sở hữu là gì?

– Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Là số vốn đầu tư của cổ đông. Bao gồm:

+ Vốn góp chủ sở hữu (hay vốn cổ phần)

Là số vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định trong điều lệ công ty. Theo quy định, đối với CTCP, số vốn góp sẽ được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu

+ Thặng dư vốn cổ phần

Số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Bao gồm các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… Các quỹ này được doanh nghiệp trích lập để sử dụng cho những mục đích khác nhau như dự phòng. Hoặc cho hoạt động đầu tư. Nguồn được lấy từ nguồn lợi nhuận trong năm

Tỷ lệ trích lập các quỹ được quy định trong điều lệ công ty, và không vượt quá tỷ lệ mà pháp luật quy định. Lợi nhuận chưa phân phối: khoản lợi nhuận còn lại, chưa chia

Những yếu tố của vốn chủ sở hữu là gì?

– Chênh lệch đánh giá tài sản

Bao gồm:

+ Chênh lệch đánh giá tài sản

Phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, BĐS đầu tư hay hàng tồn kho,…

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong các trường hợp: Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán phát sinh bằng ngoại lệ; Đánh giá lại các mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; Chuyển đổi BCTC từ ngoại tệ sang VND

– Nguồn khác

Bao gồm:

+ Cổ phiếu quỹ 

Giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại. Giá trị này bao gồm giá cổ phiếu tại thời điểm mua lại và toàn bộ các chi phí liên quan

+ Nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn kinh phí sự nghiệp,…

Công thức tính vốn chủ sở hữu là gì?

Công thức: 

VCSH = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

– Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp:

+ Tài sản ngắn hạn 

Bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển, tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý)… 

+ Tài sản dài hạn 

Bao gồm các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác…

– Nợ phải trả thường bao gồm các khoản như phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ,…

Công thức tính vốn chủ sở hữu là gì?

Ví dụ: 

Một công ty sản xuất có một khoản đầu tư chứng khoán ước tính là 8 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị nhà máy là 5 tỷ đồng. Số hàng tồn kho và vật liệu hiện tại có giá trị là 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu của công ty sản xuất này là 2 tỷ đồng.

Hiện tại công ty đang nợ 4 tỷ đồng tiền vay để mua dụng cụ cho nhà máy, 300 triệu đồng tiền lương nhân viên, 3 tỷ đồng cho một nhà cung cấp bao bì cho hàng hóa.

của công ty được tính theo công thức như sau:

VCSH của công ty = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả) = (8 + 5 + 3 + 2) – (4+ 0,3 + 3) = 18 – 7,3 = 10,7 tỷ đồng

>>> Xem thêm: Cách kiếm tiền trong Momo – [KHÔNG CẦN BỎ VỐN]

Sự khác biệt của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?

Tiêu chí Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Khái niệm Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu.            Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

 

Cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp  Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Nghĩa vụ nợ Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.        Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Do đó, vốn điều lệ được coi là tài sản của công ty. Vì lẽ đó, khi doanh nghiệp phá sản thì vốn điều lệ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp.

 

Ý nghĩa – Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.

– Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một công ty. Sở hữu cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận vốn hoặc tăng giá cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông.

Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn. Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Cách thức hoạt động của vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu thay đổi dựa trên các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Nó tăng khi (a) tăng vốn góp của chủ sở hữu, hoặc (b) tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cách duy nhất có thể tăng vốn chủ sở hữu/ quyền sở hữu là đầu tư nhiều tiền hơn vào doanh nghiệp. Hoặc bằng cách tăng lợi nhuận thông qua tăng doanh thu và giảm chi phí. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp rút tiền ra khỏi vốn chủ sở hữu của họ, thì việc rút tiền được coi là lãi vốn và chủ sở hữu phải trả thuế thu nhập vốn đối với số tiền được lấy ra.

Cách thức hoạt động của vốn chủ sở hữu là gì?

Ví dụ: Vốn chủ sở hữu trong bất động sản có nghĩa là một phần giá trị của tài sản không phải là số tiền cho vay. 

Vì vậy, nếu một tài sản được định giá hoặc thẩm định là 100.000 USD và số tiền cho vay – số tiền gốc hiện tại – là 80.000 USD, thì vốn chủ sở hữu là 20.000 USD.

>>> Xem thêm: Metamask là gì? Hướng dẫn tạo ví tiền trên Metamask [NHANH CHÓNG]

Sự biến động của vốn chủ sở hữu xảy ra khi nào?

Sự biến động của vốn chủ sở hữu xảy ra khi nào?

Doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng giảm Theo thông tư 133 của Bộ Tài chính trong một số trường hợp dưới đây.

– Vốn chủ sở hữu giảm

Vốn chủ sở hữu giảm khi gặp các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu vốn

+ Cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá

+ Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động

+ Phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của các cấp thẩm quyền

+ Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần)

Khi vốn của chủ sở hữu đang có xu hướng giảm dần tức là cơ cấu của doanh nghiệp đang bị thu hẹp lại hoặc kinh doanh thua lỗ. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến vốn chủ sở hữu bị âm và công ty rơi vào tình trạng thanh lý tài sản dẫn đến nguy cơ phá sản

– Vốn chủ sở hữu tăng

Vốn chủ sở hữu tăng trong các trường hợp:

+ Chủ sở hữu góp thêm vốn

+ Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu

+ Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá

+ Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu đối với mọi doanh nghiệp

Với mỗi dạng loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Tùy thuộc vào đặc thù và loại hình riêng của từng doanh nghiệp mà cơ loại vốn này thay đổi theo. Cụ thể  như sau:

– Doanh nghiệp nhà nước

Do nhà nước giao, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ tổng công ty. Vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản nếu được ghi tăng giảm nguồn vốn kinh doanh hoặc được bổ sung từ các quỹ. Được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại

– Công ty liên doanh

Là việc liên doanh góp vốn có thể được tiến hành giữa doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài. Do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế

– Doanh nghiệp tư nhân 

Nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh và thành lập công ty. Vì vậy chủ của nguồn vốn chủ sở hữu đương nhiên được xem là chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VCSH của doanh nghiệp tư nhân còn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh

Nguồn vốn chủ sở hữu đối với mọi doanh nghiệp

– Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Nguồn vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh

– Công ty cổ phần

Nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ động đóng góp cổ phần. Hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Hoặc theo quy định trong điều lệ của công ty, thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá, và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh,…

– Công ty hợp danh

VCSH được đóng góp bởi các thành viên đóng góp thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là các doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có các thành viên góp vốn

Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích xoay quanh khái niệm vốn chủ sở hữu là gì? Từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào việc học tập của mình.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002