Chống Ddos cho VPS windows [HIỆU QUẢ & DỄ THỰC HIỆN]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

VPS dùng để lưu trữ website. Tấn công Ddos vào VPS khiến website bị treo, thậm chí là mất quyền kiểm soát website. Vậy chống ddos cho VPS windows như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

chống ddos cho VPS windows1. VPS windows là gì?

VPS viết tắt của Virtual Private Server nghĩa là máy chủ ảo riêng tư. Không gian lưu trữ giả lập được tạo ra từ tài nguyên trên máy chủ. Ứng dụng nhiều để lưu trữ website và các phần mềm trên internet.

VPS windows là VPS chạy trên máy chủ dùng hệ điều hành windows. Hệ điều hành khá quen thuộc với người dùng do dễ quản lý và sử dụng. Vì thế được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Xem kỹ hơn tại: VPS là gì? Tất cả kiến thức VPS cần biết

2. Ddos là gì?

DDos có tên tiếng Anh đầy đủ là Distributed Denial of Service nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Đây là tên gọi của một cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhưng với mức độ nguy hiểm cao hơn, khó ngăn chặn hơn.

ddos là gì

Hacker tạo ra tấn công ddos bằng cách yêu cầu liên tục vào máy chủ khiến máy chủ bị quá tải rồi dẫn đến ngắt kết nối. Tạo ra một lỗ hổng để hacker chiếm quyền điều khiển và tấn công vào website. Hậu quả là chủ website dính nguy cơ bị tống tiền hoặc đánh cắp dữ liệu.

3. Tại sao phải chống ddos cho VPS windows

Khi VPS bị tấn công ddos thì có thể gặp những trường hợp sau đây

  • Website bị sập
  • Băng thông dung lượng bị ảnh hưởng
  • Khả năng mất quyền kiểm soát website
  • Tạo ra lỗ hổng để hacker tấn công đánh cắp thông tin trên web. Phục vụ cho các mục đích xấu như giả mạo hoặc lừa đảo.

4. Phân loại các kiểu tấn công DDos

4.1. Application Level Attack

Application Level Attack là kiểu tấn công dựa trên việc khai thác các lỗ hổng chưa được vá trên website hoặc ứng dụng. Kiểu tấn công này có mức độ tinh vi cao nên rất khó phát hiện. Bởi vì hacker chỉ tấn công vào lỗ hổng chứ không phải toàn bộ hệ thống hay máy chủ. Đặc biệt hậu quả của cuộc tấn công rất nghiêm trọng.

4.2. Zero-day DDoS Attacks

Zero-day DDoS Attacks là tên gọi chi kiểu tấn công DDos mới nhất. Khi đó hacker sẽ khai thác các lỗ hổng trên hệ thống và tấn công máy chủ.

4.3.  Advanced Persistent DoS (APDoS)

 Advanced Persistent DoS (APDoS) là kiểu tấn công ddos bằng cách gửi hàng triệu yêu cầu/giây. Thời gian kéo dài hàng tuần nhằm đánh sập hệ thống máy chủ. Các bảo vệ an ninh khó nắm bắt tấn công kiểu này vì hacker có thể chuyển hướng linh hoạt.

4.4. SYN Flood

SYN Flood khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP, được gọi là bắt tay ba chiều. Máy chủ sẽ nhận được một thông điệp đồng bộ (SYN) để bắt đầu “bắt tay”. Máy chủ nhận tin nhắn bằng cách gửi cờ báo nhận (ACK) tới máy lưu trữ ban đầu, sau đó đóng kết nối. Tuy nhiên, trong một SYN Flood, tin nhắn giả mạo được gửi đi và kết nối không đóng => dịch vụ sập.

kiểu tấn công ddos

4.5. HTTP Flood

HTTP Flood gần giống như các yêu cầu GET hoặc POST hợp pháp được khai thác bởi một hacker. Nó sử dụng ít băng thông hơn các loại tấn công khác nhưng nó có thể buộc máy chủ sử dụng các nguồn lực tối đa.

4.6. UDP Flood

User Datagram Protocol (UDP) là một giao thức mạng không session. Một UDP Flood nhắm đến các cổng ngẫu nhiên trên máy tính hoặc mạng với các gói tin UDP. Máy chủ kiểm tra ứng dụng tại các cổng đó nhưng không tìm thấy ứng dụng nào.

4.7. Fraggle Attack

Fraggle Attack sử dụng một lượng lớn lưu lượng UDP vào mạng phát sóng của router. Nó giống như một cuộc tấn công Smurf, sử dụng UDP nhiều hơn là ICMP.

4.8. Smurf Attack

Smurf Attack khai thác giao thức Internet (IP) và ICMP (Internet Control Message Protocol) sử dụng một chương trình phần mềm độc hại gọi là smurf. Nó giả mạo một địa chỉ IP và sử dụng ICMP, sau đó ping các địa chỉ IP trên một mạng nhất định.

4.9. Ping of Death

Ping of Death điều khiển các giao thức IP bằng cách gửi những đoạn mã độc đến một hệ thống. Đây là loại DDoS phổ biến cách đây hai thập kỷ nhưng đã không còn hiệu quả vào thời điểm hiện tại.

4.10. NTP Amplification

NTP Amplification khai thác các máy chủ NTP (Network Time Protocol), một giao thức được sử dụng để đồng bộ thời gian mạng, làm tràn ngập lưu lượng UDP. Đây là reflection attack bị khuếch đại. Trong reflection attack bất kỳ nào đều sẽ có phản hồi từ máy chủ đến IP giả mạo, khi bị khuếch đại, thì phản hồi từ máy chủ sẽ không còn tương xứng với yêu cầu ban đầu. Vì sử dụng băng thông lớn khi bị DDoS nên loại tấn công này có tính phá hoại và volume cao.

4.11. Slowloris

Slowloris cho phép kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong một cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web. Khi đã kết nối với mục tiêu mong muốn, Slowloris giữ liên kết đó mở càng lâu càng tốt với HTTP tràn ngập. Kiểu tấn công này đã được sử dụng trong một số DDoSing kiểu hacktivist (tấn công vì mục tiêu chính trị).

Tham khảo: Top nhà cung cấp VPS Việt Nam uy tín, chất lượng

5. Dấu hiệu nhận biết VPS windows dính tấn công DDos

Hacker rất giỏi khi phát hiện ra các lỗ hổng trên website hay VPS để tấn công vào đó. Vì thế người quản trị web phải rất tinh ý để nhận ra. Một vài biểu hiện sau rất có thể là website của bạn đã bị dính tấn công DDos.

  • Website không thể truy cập
  • Bạn không thể truy cập vào bất kỳ một website nào
  • Số lượng thư rác tăng một cách đột biến không thể kiểm soát
  • Thời gian mở file và truy cập website cực kỳ chậm

6. Cách chống Ddos cho VPS windows

6.1. Sử dụng firewall cứng để chống tấn công DDos

Có hai cách để tạo lên một lớp tường lửa vững chãi chống lại các cuộc tấn công Ddos.

  • Cách 1 là dùng firewall cứng chuyên dụng.

Đây là cách chống DDos hiệu quả cao nhưng chi phí khá cao. Bạn phải trả phí cho cả phần cứng và phần mềm đi kèm. Mức phí cho firewall cứng thường sẽ tính theo năm.

  • Cách 2 là cài đặt phần mềm chống DDos pfsense

Đây là phần mềm có hệ thống mã nguồn mở với sức mạnh ổn. Cho phép người dùng chặn được các cuộc tấn công có quy mô nhỏ và vừa. Để phần mềm hoạt động hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố về RAM, CPU, port mạnh và SSD.

6.2. Giới hạn lưu lượng truy cập tại một thời điểm

Tấn công Ddos tạo ra nhiều truy cập vào website và server tại một thời điểm khiến máy chủ bị sập. Vì thế bạn nên chủ động giới hạn lượt truy cập web tại một thời điểm để tránh tấn công bằng cách thêm đoạn mã sau vào trang chủ của website.

function server_busy($numer) {

if (THIS_IS == ‘WEBSITE’ && PHP_OS == ‘Linux’ and @file_exists ( ‘/proc/loadavg’ ) and $filestuff = @file_get_contents ( ‘/proc/loadavg’ )) {

$loadavg = explode ( ‘ ‘, $filestuff );

if (trim ( $loadavg [0] ) > $numer) {

print ”;

print ‘Lượng truy cập đang quá tải, mời bạn quay lại sau vài phút.’;

exit ( 0 );

}

}

}

$srv = server_busy ( 1000 ); // 1000 là số người truy cập tại 1 thời điểm

Ý nghĩa của đoạn mã là giới hạn 1000 người online một lúc. Nếu quá 1000 người thì người dùng sẽ nhận được thông báo truy cập quá tải, phải quay lại sau. Lưu ý đoạn mã chỉ áp dụng cho ngôn ngữ lập trình PHP.

6.3. Hạn chế thao tác tải lại trang liên tục

Một hình thức nữa của tấn công VPS windows là tải lại trang web liên tục. Hệ thống tấn công thường nhấn phím f5 liên tục hoặc sử dụng phần mềm có sẵn để tải lại trang. Khi website gặp sự cố F5 thì tốc độ sẽ bị chậm lại rất nhiều do có quá nhiều truy cập ảo. Ảnh hưởng lớn đến băng thông kết nối của trang web.

Cách chống tấn công kiểu này là dùng tập tin .htaccess với nội dung như sau:

RewriteEngine on

RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?domain.com [NC]

RewriteRule !antiddos.phtml https://www.domain.com/antiddos.phtml?%{REQUEST_URI} [QSA]

Đồng thời tạo song song một tập tin với tên gọi antiddos.phtml. Nội dung chính gồm: 

<?

$text = $HTTP_SERVER_VARS[‘QUERY_STRING’];

$text = preg_replace(“#php”,’php?’,$text);

echo(‘

;[CLICK HERE TO ENTER]</a

‘); 

?>

Khi đoạn tin này được gán vào website thì mỗi truy cập vào trang sẽ có thông báo đẩy yêu cầu nhấp chuột để xác định người dùng. Việc tải lại website lúc này không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập trang.

6.4. Sử dụng Cloudflare

Cloudflare là dịch vụ DNS trung gian. Có nhiệm vụ điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và các client qua lớp bảo vệ CloudFlare. Cloudflare giúp bạn chống lại các cuộc tấn công Ddos vào VPS windows. Duy trì băng thông ổn định cho website.

7. Lời kết

Tấn công DDOS là kiểu tấn công từ chối dịch vụ nhằm đánh sập hệ thống website theo cách tạo ra nhiều traffic đến trang cùng một lúc. Lợi dụng máy chủ bị sập hacker sẽ tấn công nhằm đánh cắp thông tin trên hệ thống.

nhanhoa

Đây là một kiểu tấn công rất nguy hiểm với website. Vì thế khi sử dụng dịch vụ VPS bạn nên tham khảo các gói VPS có đính kèm bảo vệ khỏi tấn công DDOS.

Thông tin liên hệ Nhân Hòa

+ Fanpage:https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường:https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002