Để giúp các nhà đầu tư tính toán được lợi nhuận khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thường dùng đến chỉ số EPS. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về EPS là gì? Phân loại và cách tính chỉ số EPS chuẩn nhất. Mời bạn cùng tham khảo!
EPS là gì?
EPS có tên đầy đủ tiếng Anh là Earning Per Share. Đây chính là lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư sẽ được nhận từ 1 cổ phiếu. EPS còn được hiểu là khoản lời mà bạn có được trên 1 lượng vốn ban đầu bỏ ra.
EPS còn được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của dự án, doanh nghiệp. Thường các công ty sẽ dùng chỉ số EPS làm thước đo để phân chia lãi suất cho các cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường.
EPS là gì?
Ví dụ: Doanh nghiệp đang phát hành 15 triệu cổ phiếu trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Lúc này, EPS của mỗi cổ phiếu rơi vào khoảng 10 USD. Hoặc có thể hiểu đơn giản 10 USD là lợi nhuận trên một cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
>>> Xem thêm: Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt cho doanh nghiệp
Cách tính chỉ số EPS là gì?
Ta có công thức tính chỉ số EPS trong chứng khoán như sau:
Trong đó:
– Lợi nhuận sau thuế (còn gọi là lợi nhuận ròng): Đây là khoản lợi tức của công ty sau khi điều chỉnh các loại phí liên quan đến hoạt động, mức khấu hao, nộp thuế, lãi suất và những mức phí liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty
Công thức để tính lợi nhuận ròng:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần của các hoạt động tài chính + Doanh thu thuần + Các khoản bất thường khác – Chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp + Phí bán hàng + Các khoản phí bất thường) – Giá vốn bán hàng – Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Đây là mức lợi nhuận mà người đầu tư có được từ những cổ phiếu ưu đãi
– Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: Nhiều doanh nghiệp sẽ chọn tính toán dựa vào số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành tại thời điểm cuối hạn để dễ dàng tính toán hơn
Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì?
EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông qua đó giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hiểu và so sánh được giữa các loại cổ phiếu. Bên cạnh đó, EPS còn được sử dụng để tính các chỉ số tài chính quan trọng.
Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì?
Chỉ số EPS sử dụng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B có cùng hệ số EPS. Tuy nhiên doanh nghiệp A có ít cổ phần hơn. Như vậy có nghĩa là doanh nghiệp A dùng vốn hiệu quả hơn so với doanh nghiệp B. Khi các yếu tố đều cân bằng thì chứng tỏ doanh nghiệp A hoạt động tốt.
Thực tế, các doanh nghiệp có thể lợi dụng kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn. Do vậy các nhà đầu tư cũng cần phải hiểu rõ cách tính EPS của từng doanh nghiệp, đảm bảo đưa ra định hướng đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: ROA là gì? [CÔNG THỨC] và [Ý NGHĨA] của chỉ số ROA
Phân loại chỉ số EPS
– EPS cơ bản
Chỉ số EPS cơ bản hay Basic EPS hiểu một cách đơn giản là lợi nhuận trên một cổ phiếu thông thường. Loại EPS này thường được tính dựa trên công thức
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Phân loại chỉ số EPS
– EPS pha loãng
Chỉ số EPS pha loãng hay còn gọi là Diluted EPS. Loại chỉ số này thường được các doanh nghiệp sử dụng như một cách để hạn chế mức độ rủi ro, pha loãng lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu xảy ra khi doanh nghiệp phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hay ESOP
Xét về mức độ chính xác, EPS pha loãng đưa ra tính chính xác cao hơn so với EPS cơ bản bởi nó đo lường. Phản ánh được sự thay đổi khối lượng cổ phiếu ở tương lai qua những biến cố, sự kiện xảy ra của doanh nghiệp
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Trên thực tế, nhiều trader chỉ thường để ý đến chỉ số EPS cơ bản mà không để ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến EPS trong tương lai. Đây thường là sai lầm của nhiều nhà đầu tư. Chính vì vậy, để có thể khái quát được toàn bộ những biến động của môi trường và đo lường được mức thu nhập của mỗi cổ phiếu sau thuế, các doanh nghiệp sẽ cần đánh giá kết quả kinh doanh dựa trên cả 2 chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng.
Ứng dụng của chỉ số EPS là gì?
– Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá
Như đã giới thiệu, EPS là thành phần chính tạo nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS
Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ. Từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức định giá là bao nhiêu
Cụ thể:
Cổ phiếu CTD của CTCP Xây dựng Coteccons đang giao dịch với mức giá 143.400 đồng với EPS lũy kế là 19.260 (đồng/ cổ phiếu)
Do đó, tỷ lệ P/E đối với cổ phiếu CTD là: 143.400 (đồng)/ 19.260 (đồng/cổ phiếu) = 7.58
Để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu nhà đầu tư đang phải trả cho nó 7.58 đồng. Từ đó bạn có thể so sánh chỉ số P/E qua các thời kỳ hoặc so sánh với P/E của các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá một cách tương đối cổ phiếu đang đắt hay rẻ
Ứng dụng của chỉ số EPS là gì?
– Sử dụng EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ
Để làm được điều này, trước hết bạn cần xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu.
EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0)/EPS0
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại
Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc
Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
>>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần [CHUẨN NHẤT]
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
ROE 15% thì nó bền vững ít nhất là 3 năm. Có nghĩa là nếu ROE càng có xu hướng tăng thì tình hình hoạt động của công ty sẽ càng tốt. Một mệnh giá cổ phiếu luôn là 10 ngàn đồng (lưu ý là mệnh giá cổ phiếu khác với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu). Bởi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết ở ba sàn là VN-INDEX, HNX, UPCOM đều có mệnh giá chung duy nhất là 10.000 đồng.
Vậy nên, một doanh nghiệp muốn được đánh giá đang hoạt động kinh doanh tốt thì phải có chỉ số EPS > 1.500 đồng và đảm bảo duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất khi tính chỉ số EPS >1.000 đồng là tốt.
Mối quan hệ giữa P/E và chỉ số EPS là gì?
P/E và EPS là hai chỉ số quan trọng được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư. Trong đó, P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu (giá thị trường) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Mối quan hệ giữa P/E và chỉ số EPS là gì?
Công thức tính chỉ số P/E:
P/E = P /EPS
Như vậy, EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E. Chỉ số P/E cho nhà đầu tư thấy được giá cổ phiếu hiện tại đang cao hơn khả năng sinh lời của cổ phiếu bao nhiêu lần. Từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó hay không.
Kết luận
Với những thông tin xoay quanh chỉ số EPS là gì được trình bày ở trên, hy vọng bạn đã nắm chắc khái niệm, ý nghĩa, công thức cũng như mức độ của chỉ số EPS. Từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư hiệu quả nhất.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com