Hợp đồng điện tử là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Hầu hết trong các giao dịch, mọi người đã quen với loại hợp đồng truyền thống được giao kết bằng văn bản hay lời nói. Hiện nay, với sự phát triển về công nghệ thông tin, hình thức hợp đồng đã được nâng lên một tầm cao mới – hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Có những loại hợp đồng điện tử nào được sử dụng phổ biến hiện nay?

Contents

Hợp đồng điện tử là gì?

Theo điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.”

Hợp đồng điện tử là gì?

Dù là hợp đồng được thể hiện dưới dạng điện tử nhưng giá trị pháp lý vẫn được pháp luật thừa nhận tính pháp lý. Nó được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng như những điều thỏa thuận hay vi phạm những điều khoản được quy định trên hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử phải thỏa những điều kiện sau đây:

– Thứ nhất: Nội dung của hợp đồng điện tử phải được giữ trọn vẹn và không có thay đổi thông tin. Chỉ những trường hợp thay đổi những hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng

– Thứ hai: Nội dung của hợp đồng điện tử có thể mở được, đọc hay xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên thỏa thuận với nhau

Đặc điểm của hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử cũng có những đặc điểm như hợp đồng truyền thống, cụ thể như sau:

– Hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đặc điểm này của hợp đồng điện tử cũng tương tự như các loại đồng khác. Điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt được sự thỏa thuận rõ ràng. Cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất

– Hợp đồng điện tử khi giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp đồng. Cụ thể là hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng,…

Đặc điểm của hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử có những đặc điểm giống với hợp đồng truyền thống nêu trên thì có một số đặc điểm riêng của nó, cụ thể như sau:

– Chủ thể

Ngoài các chủ thể thông thường là người mua và người bán thì trong hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử

– Nội dung của hợp đồng

Hợp đồng điện tử ngoài có những nội dung như đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng,,…. thì còn có những nội dung như địa chỉ pháp lý. Ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website,…

– Phương thức giao kết

Hợp đồng điện tử có phương thức giao kết là các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ trao đổi và ký tay. Nó thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử

– Hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về Hợp đồng điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử (chữ ký số)

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng điện tử là gì?

– Ưu điểm của hợp đồng điện tử

+ Tiện lợi, nhanh chóng, rõ ràng

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp đối tác. Và cũng mang đến quy trình, thủ tục thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch và giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường

+ Thuận tiện trong quản lý, lưu trữ

Hợp đồng điện tử đã giải quyết được hết toàn bộ các vướng mắc liên quan đến vấn đề lưu trữ và tìm kiếm. Hơn nữa, với sự hiện đại của công nghệ ngày nay, hợp đồng có thể dễ dàng truy cập, tra cứu các loại hợp đồng nhờ vào chức năng lọc của hệ thống

+ Tiết kiệm thời gian, chi phí

Tất cả những ưu điểm trên đều dựa trên một mục đích cao nhất – đó là giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết,… được xác thực qua internet một cách nhanh chóng. Không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng 

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng điện tử là gì?

– Nhược điểm của hợp đồng điện tử

+ Tính phi biên giới 

Khi xảy ra tranh chấp, rất khó xác định được địa điểm giao kết hợp đồng, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế. Do đó để đảm bảo các rủi ro được giải quyết bởi một cơ quan tài phán hoặc một cơ chế xử lý các bên cần có thêm các thỏa thuận để xác định rõ việc này

+ Tính phi vật chất

Khi có tranh chấp cũng rất bất tiện khi không chứng minh được bản gốc và chữ ký gốc. Do đó trong trường hợp này các bên cần có sự xác định rõ ràng về bên thứ 3 trong việc xác định chữ ký số và các điều kiện tương tự có hiệu lực của hợp đồng được xác định cụ thể

+ Vấn đề lừa đảo

Đây cũng là rủi ro lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn e dè chưa tiếp cận đối với hợp đồng điện tử

Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, những nhược điểm này có thể sẽ được khắc phục trong tương lai không xa

Sự khác biệt giữa hợp đồng truyền thống và hợp đồng điện tử là gì?

Mặc dù cũng là một hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên nhưng hợp đồng điện tử vẫn có một số điểm khác so với Hợp đồng truyền thống thông thường

STT Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự 2015
2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử 

– Được ký bằng chữ ký điện tử

Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:

– Bằng văn bản

– Bằng lời nói

– Bằng hành động

– Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

3 Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thỏa thuận về:

– Yêu cầu kỹ thuật

– Chứng thực chữ ký điện tử

– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

– Đối tượng của hợp đồng

– Số lượng, chất lượng

– Giá, phương thức thanh toán

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay

– Chia theo hình thức hợp đồng

+ Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên Website

Đây là loại hợp đồng được soạn sẵn trên giấy, sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký. Các hợp đồng được đưa lên website thường sẽ ở dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng. Hai nút lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký hợp đồng

+ Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này là các nội dung không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động. Máy tính tự động tổng hợp nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin được khách hàng nhập vào

Cuối quá trình giao dịch, hợp đồng điện tử được tổng hợp và hiển thị để khách hàng xác nhận sự đồng ý với các nội dung hợp đồng. Sau đó, bên bán sẽ được thông báo về hợp đồng. Đồng thời gửi xác nhận đổi với hợp đồng đến người mua qua nhiều hình thức như: email, fax, số điện thoại,…

+ Hợp đồng điện tử hình thành qua thu điện tử

Đây là hình thức sử dụng thư điện tử để ký kết hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng có điểm khác biệt: đó là phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email,…

Một số lợi ích của loại hợp đồng điện tử này là tốc độ nhanh, thông tin chi tiết, tiết kiệm thời gian chi phí,… Bên cạnh đó, có một số tồn đọng không thể không kể đến như tính bảo mật thấp, dễ dàng bị lộ thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên còn kém

Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay

– Chia theo mục đích hợp đồng

+ Hợp đồng kinh tế/Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng kinh tế/hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân. Một bên chủ thể còn lại cần phải có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần thỏa các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật

+ Hợp đồng lao động điện tử

Hợp đồng lao động điện tử cũng giống các loại hợp đồng lao động truyền thống khác. Đó là giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,… Những thông tin này được lưu dưới dạng thông tin điện tử và có giá trị như hợp đồng lao động văn bản

+ Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản

Kết luận

Phần mềm hợp đồng điện tử ESOC được Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa phát triển đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý về xác thực điện tử bằng chữ ký số, OTP trên cơ sở Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, nghị định 130/2018/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2019 thừa nhận tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử.

Với bề dày 20 năm kinh nghiệm triển khai cho hơn 100.000 doanh nghiệp, Nhân Hòa hiểu rằng ngoài giải pháp phần mềm phục vụ đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ, doanh nghiệp rất cần dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp trong quá trình sử dụng để mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Nhân Hòa vừa chia sẻ cho bạn các kiến thức xoay quanh khái niệm hợp đồng điện tử là gì và những ưu nhược điểm của nó. Hy vọng bài viết nãy đã cung cấp được đầy đủ những thông tin hữu ích đến cho các doanh nghiệp cũng như các độc giả. 

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002