Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống [ĐIỂM KHÁC BIỆT]

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Hiện nay trong bối cảnh thương mại toàn cầu, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bằng hợp đồng điện tử. Vậy sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là gì? Bài viết sau đây của Nhân Hòa sẽ giúp bạn so sánh được 2 loại hợp đồng này.

Contents

Hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng truyền thống là gì?

Hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng truyền thống là gì?

– Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Điều 11, mục 1, Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL 1996: “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu”

Theo Điều 33, Luật giao dịch điện tử của Việt Nam 2005: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”

Vậy từ đó chúng ta có thể hiểu hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong đó, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi và được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử

– Hợp đồng truyền thống là gì?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2018 quy định về khái niệm hợp đồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ quân sự 

Hợp đồng truyền thống giao kết bằng những phương thức như: Giao dịch bằng văn bản, lời nói hoặc hành động và các hình thức khác do hai bên thỏa thuận. Các giao dịch được ký bằng chữ ký tay. Hai bên tham gia cần trực tiếp gặp mặt, thỏa thuận rồi mới đi đến việc ký hợp đồng

>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào? [PHẢI BIẾT]

Sự giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

– Đều là hợp đồng

Chúng đều là hợp đồng. Hợp đồng được hiểu là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, dù là hợp đồng được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay các phương tiện điện tử

Điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt được sự thỏa thuận cụ thể, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Sự tự do và thống nhất ý chí giữa các bên đương sự là điều quan trọng nhất làm nên hợp đồng, dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử

– Đều dựa trên cơ sở pháp lý

Khi giao kết và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng,… nếu có

Sự giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

– Tuân thủ nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”

Khi giao kết hợp đồng dù là hợp đồng điện tử hay hay hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc giao kết hợp đồng. Đó là “tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và nguyên tắc “thiện trí, trung thực”

Hai nguyên tắc này được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Hai nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng. Dù đó là hợp đồng điện tử hay hợp đồng truyền thống, là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại

– Đều tuân thủ các quy định liên quan đến việc thực hiện hợp đồng

Là cả hai hợp đồng này đều phải tuân theo những quy định có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Trước hết khi thực hiện hợp đồng, dù là hợp đồng điện tử hay hợp đồng truyền thống, các bên trong hợp đồng phải tuân theo ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng: 

+ Thực hiện đúng hợp đồng

Đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác

+ Thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

+ Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? [CĂN CỨ PHÁP LÝ]

Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Tiêu chí Hợp đồng truyền thống Hợp đồng điện tử
Phương thức giao kết Thường được giao kết bằng việc các bên chủ thể giao dịch sẽ gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng giấy tờ và chữ ký tay hoặc các hình thức khác do hai bên thỏa thuận Chỉ sử dụng một hình thức giao kết bằng các phương tiện tử như fax, các mạng máy tính có kết nối với nhau…Hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử
Phạm vi áp dụng Có thể áp dụng rộng rãi và dễ dàng sử dụng. Ký kết trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, mọi hoạt động kinh tế Chỉ áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh doanh,…
Nội dung hợp đồng Bao gồm các nội dung như đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán;… Có thể mở rộng thêm thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực chữ ký điện tử,…
Chủ thể tham gia ký kết Bên bán và bên mua – Bên bán, Bên mua

– Bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử

Ưu nhược điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống

– Ưu điểm

+ Tiện lợi, nhanh gọn, minh bạch

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp đối tác, không lo quản lý đi công tác làm gián đoạn công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hợp đồng điện tử cũng mang đến quy trình, thủ tục thực hiện nhanh chóng, chính xác, minh bạch và giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường

+ Dễ dàng quản lý, lưu trữ và tìm kiếm 

So với hợp đồng giấy thông thường gây tốn kém chi phí quản lý và lưu trữ, thì hợp đồng điện tử đã giải quyết được hết toàn bộ các vướng mắc liên quan đến vấn đề lưu trữ và tìm kiếm

Hơn nữa, với sự hiện đại của công nghệ ngày nay, hợp đồng có thể dễ dàng truy cập, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký, hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống

+ Tiết kiệm thời gian, chi phí 

hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng. Không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng

Ưu nhược điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống

– Nhược điểm 

+ Tính phi biên giới 

Khi xảy ra tranh chấp, rất khó xác định được địa điểm giao kết hợp đồng, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế. Do đó để đảm bảo các rủi ro được giải quyết bởi một cơ quan tài phán hoặc một cơ chế xử lý các bên cần có thêm các thỏa thuận để xác định rõ việc này

+ Tính phi vật chất, vô hình của hợp đồng

Khi có tranh chấp cũng rất bất tiện khi không chứng minh được bản gốc và chữ ký gốc. Do đó trong trường hợp này các bên cần có sự xác định rõ ràng về bên thứ 3 trong việc xác định chữ ký số hoặc và các điều kiện tương tự có hiệu lực của hợp đồng được xác định cụ thể

+ Mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu

Việc này có thể xảy ra khi các bên ủy quyền cho bên thứ ba lưu trữ thông tin hoặc chứng thực dữ liệu. Vấn đề lộ thông tin do hacker mạng tấn công cũng là một trong những rủi ro cho các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

+ Vấn đề lừa đảo cũng là rủi ro lớn khiến các doanh nghiệp Việt Nam còn dè chừng chưa tiếp cận đối với hợp đồng điện tử

>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z – Blog Nhân Hòa

Kết luận

Như vậy, với những so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống chắc hẳn bạn đã thấy nhiều khác biệt. Những đặc điểm, lợi ích ưu việt của hợp đồng điện tử là lý do để doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hình thức hợp đồng này. Loại bỏ hoàn toàn những hạn chế trước đây của hợp đồng giấy trong các hoạt động giao dịch hợp tác của doanh nghiệp.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002