Quảng cáo là gì? Khác biệt giữa PR và quảng cáo [TRÁNH NHẦM LẪN]

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Mục đích quảng cáo ra đời nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng. Vậy quảng cáo là gì? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Contents

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu dùng hàng hóa của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu hàng hóa.

Hơn nữa, bạn có thể dùng phương thức quảng cáo là một trong những hình thức cạnh tranh bằng cách phân biệt sản phẩm. Do đó, quảng cáo là phương tiện cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng. Đồng thời cũng là công cụ để thuyết phục khách hàng rằng nhãn hiệu được quảng cáo tốt hơn các nhãn hiệu khác.

Quảng cáo làm tăng nhu cầu thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và quy mô sản xuất lớn. Theo lý thuyết này quảng cáo có tác dụng tích cực vì nó làm tăng sản lượng và giảm giá.

>>> Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi [KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, CHIÊU THỨC]

Vai trò và chức năng của quảng cáo là gì?

– Vai trò của quảng cáo

+ Đối với nhà phân phối

Đối với nhà phân phối đây là kênh quảng cáo cấp 2. Thông thường khi đưa sản phẩm ra thị trường các công ty sản xuất đã và đang thực hiện các hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên để có thể kinh doanh dễ dàng hơn các nhà phân phối tiếp tục thực hiện các chiến dịch quảng cáo

Mỗi nhà phân phối sẽ lựa chọn cách quảng cáo khác nhau. Chức năng thông tin của quảng cáo sẽ kéo khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Từ đó giúp nhà phân phối bán nhanh hơn và thuận tiện hơn. Đồng thời giảm chi phí bán hàng, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các nhà phân phối và khách hàng

+ Đối với người tiêu dùng

Quảng cáo có thể giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm dịch vụ mà họ đang quan tâm. Nếu không có quảng cáo, người tiêu dùng sẽ thấy khó khăn và tốn thời gian để tìm kiếm và mua sắm

Dựa vào quảng cáo quyền lợi và lợi ích của khách hàng sẽ được đảm bảo. Hơn thế nữa, quảng cáo còn giúp người tiêu dùng nâng cao trình độ nhận thức về sản phẩm dịch vụ đang lưu hành trên thị trường

+ Đối với xã hội 

Quảng cáo đóng góp p 1 phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ hỗ trợ phát triển phương tiện truyền thông, nó còn phát triển hàng trăm ngành nghề khác nhau trong xã hội

Ở thời điểm hiện tại, quảng cáo không chỉ nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm. Nó đòi hỏi bộ phận sáng tạo thiết kế một thông điệp có giá trị cho khách hàng. Từ đó các quảng cáo có thông điệp ý nghĩa góp phần tô màu cho cuộc sống tươi đẹp giúp xã hội trở nên tốt hơn

Chính phủ thường sử dụng quảng cáo như một công cụ tuyên truyền cho công chúng để biết thông tin về các chính sách mới hoặc chỉ đạo ý kiến ​​công chúng. Quảng cáo giúp các chính trị gia thông báo cho công chúng về các chính sách và cam kết của họ trong các cuộc bầu cử.Từ đó mọi người có thể lựa chọn một cách khôn ngoan nhà lãnh đạo mà họ muốn

Vai trò và chức năng của quảng cáo là gì?

– Chức năng của quảng cáo

+ Thông tin

Quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận thức về những thương hiệu mới, giáo dục họ về những lợi ích và đặc tính khác biệt của một thương hiệu. Tạo thuận tiện trong việc tạo ra những hình ảnh tích cực về thương hiệu

+ Gây ảnh hưởng

Quảng cáo tác động đến khách hàng tiềm năng, làm cho họ dùng thử những sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo. Đôi khi quảng cáo tác động tới nhu cầu chính tạo ra nhu cầu cho một sòng y và sản phẩm

+ Nhắc nhở và tạo ra sự nổi bật

Quảng cáo giúp lưu giữ thương hiệu của công ty luôn tươi mới trong trí nhớ của người tiêu dùng. Làm tăng sự quan tâm của người tiêu dùng đối với những thương hiệu trưởng thành. Do đó làm tăng khả năng mua thương hiệu được quảng cáo so với thương hiệu khác

+ Giá trị

Quảng cáo tạo thêm giá trị cho thương hiệu bằng việc gây ảnh hưởng tới nhận thức. Quảng cáo làm cho thương hiệu được coi là tao nhã hơn, phong cách hơn, uy tín hơn, chất lượng hơn

+ Hỗ trợ cho những nỗ lực khác của doanh nghiệp

Quảng cáo sẽ là giai đoạn tiền bán hàng cho một sản phẩm của công ty và cung cấp cho nhân viên bán hàng với những lời giới thiệu có giá trị trước khi tiếp xúc cá nhân với những khách hàng tiềm năng

Các loại hình quảng cáo là gì?

– Quảng cáo truyền hình TV

Các tập đoàn, công ty lớn luôn lựa chọn hình thức quảng cáo này để quảng bá thương hiệu đến người xem. Loại hình quảng cáo này phù hợp với những công ty có tiềm lực về tài chính và nhất là đối tượng khách hàng rộng lớn. Chi phí để có được một đoạn quảng cáo trên truyền hình vì thế cũng không hề nhỏ nhất là vào những khung giờ vàng

– Quảng cáo radio

Hình thức quảng cáo này đã xuất hiện từ lâu. Do sự hạn chế về cách thể hiện nội dung cùng với thói quen của người dùng thay đổi nên đây không còn là loại hình quảng cáo được ưa chuộng. Điểm nổi bật của loại hình quảng cáo này là việc sử dụng dụng câu chuyện hóm hỉnh, hài hước tạo cho người nghe cảm giác thoải mái và vui vẻ

Các loại hình quảng cáo là gì?

– Quảng cáo online

Việc có thể tiếp cận đến khách hàng thông qua nhiều hình thức cùng với sự bùng nổ của smartphone đã làm nên điểm nổi bật của hình thức quảng cáo này. Không những có thể tiếp cận số lượng lớn người dùng, quảng cáo online giúp các công ty có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Hiện nay có rất nhiều loại quảng cáo online nhưng nổi bật nhất vẫn là quảng cáo thông qua các kênh như: Google, Youtube, MXH Facebook, Gmail,…

– Quảng cáo trên báo giấy, poster, tờ rơi

Hình thức quảng cáo này đã từng được rất nhiều đơn vị doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại với sự phát triển của trang báo điện tử thì hình thức này không còn được ưa chuộng. Số người đọc giảm mạnh khi có sự xuất hiện của báo điện tử. Loại hình này khá tốn kém, không tiện lợi và hơi quá khi nói đến làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường

– Quảng cáo ngoài trời

Loại hình quảng cáo này đã có từ rất lâu, và đã có những bước nhảy vọt về hình thức. Đây là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Tính hiệu quả, chi phí hợp lý cùng sự nổi bật đã làm cho hình thức quảng cáo này ngày càng phát triển

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu biển quảng cáo để khách hàng lựa chọn. Có thể đáp ứng được nhu cầu từ mọi loại hình hoạt động từ những biển quảng cáo cửa hàng nhỏ lẻ cho đến những biển quảng cáo cho những công ty hay tập đoàn lớn

>>> Xem thêm: Mạng quảng cáo thay thế Google adsense [CPM cao, xét duyệt DỄ]

Chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo

Chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo

Theo Luật quảng cáo 2012, quy định về chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo như sau:

– Người quảng cáo: Là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó

– Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: Là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo

+ Người phát hành quảng cáo: Là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng. Bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác

+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự

+ Người tiếp nhận quảng cáo: Là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo

Tuy nhiên, nếu như người quảng cáo tự mình trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Hoặc bản thân họ mà không thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thì sẽ không có sự tham gia của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào hoạt động quảng cáo

Các công việc trong ngành quảng cáo là gì?

– Quan hệ với khách hàng

Đây là nhiệm vụ của account executive. Người này đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và đội thực hiện chiến dịch. Ở nhiều doanh nghiệp, account executive còn kiêm nhiệm vụ quản lý dự án để đốc thúc các công việc đúng tiến độ

– Nghiên cứu và lập Creative Brief

Đây thường là công việc dành cho account planner. Sau khi nhận được thông tin của khách hàng từ account executive, nhiệm vụ của account planner là nghiên cứu thị trường, sản phẩm và đối tượng khách hàng để tìm ra những insight quan trọng

Từ những thông tin đó, account planner sẽ đề xuất big idea là chủ đề cho cả chiến dịch quảng cáo. Các phòng ban khác sẽ dựa vào creative brief này để triển khai chiến dịch

– Lên kế hoạch và chiến lược

Ngoài account planner, bộ phận chiến lược có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch quảng cáo về các phương thức triển khai, chi phí và các kênh lan tỏa. Tùy vào cơ cấu tổ chức của từng agency, bộ phận chiến lược sẽ kiêm nhiệm việc đàm phán booking quảng cáo trên các phương tiện truyền thông 

Các công việc trong ngành quảng cáo là gì?

– Sáng tạo nội dung 

Đây là mảng việc đòi hỏi sự sáng tạo cao bởi những nội dung mới lạ, thú vị sẽ thu hút và để lại ấn tượng cho người xem. Công việc sáng tạo nội dung có thể ở dạng chữ hoặc video. Nhiệm vụ của họ chính là biến creative brief thành thông điệp và nội dung phù hợp với đối tượng của chiến dịch

– Sản xuất và kỹ thuật 

Bộ phận này yêu cầu những người có kỹ năng cao trong thiết kế đồ họa, quay dựng, âm thanh,… để sản xuất ra những ấn phẩm, sản phẩm truyền thông và giải trí. Thông thường, những agency lớn sẽ có bộ phận sản xuất riêng. Với những bộ phận marketing hoặc agency nhỏ, những công việc sản xuất/thiết kế này thường được thuê ngoài để tối ưu chi phí

– Quảng cáo số 

Lĩnh vực này là một mảng đang phát triển nhanh nhất trong quảng cáo. Các công việc quảng cáo bao gồm: chạy quảng cáo Google và quảng cáo Facebook, tối ưu hóa SEO, tiếp thị qua email, … Đây cũng là lĩnh vực dễ hoạt động độc lập nhất nếu bạn có kỹ năng và kinh nghiệm

>>> Xem thêm: Google adsense là gì? Cách đăng ký Google adsense để kiếm tiền

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo là gì?

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing-Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Cụ thể:

– Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp không phải trả phí với các nội dung PR

– Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR. Các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ

– Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba

– Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất. Chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba

Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích xoay quanh khái niệm quảng cáo là gì? Vai trò và chức năng của nó, từ đó doanh nghiệp sẽ có kinh nghiệm hơn trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Thông điệp quảng cáo gần gũi với thị trường, làm cho hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tăng lên.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002