C2C là gì? Tổng quan từ A-Z mô hình kinh doanh C2C

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Là một người làm kinh doanh hay đang theo học kinh doanh, chắc hẳn cụm từ Consumer To Consumer (C2C) đã không còn trở nên xa lạ. Giữa thị trường kinh doanh ngày càng biến động, hình thức kinh doanh C2C ngày càng trở trên phổ biến. Để hiểu rõ hơn C2C là gì, hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Contents

Mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C ở đây được dịch ra là Consumer to Consumer. Đây là hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể. Trong đó cả người mua và người bán sản phẩm hay dịch vụ đều là cá nhân không phải doanh nghiệp. Mô hình C2C được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trên Internet.

Mô hình C2C là gì?

Một số hoạt động của mô hình C2C có thể kể đến:

– Các hoạt động đấu giá

– Các hình thức quảng cáo tùy theo sản phẩm dịch vụ của người bán

– Một số dịch vụ thiên về lý do cá nhân

– Sử dụng để bán cho khách hàng những tài sản ảo

– Ngoài ra còn có một vài dịch vụ hỗ trợ khác

>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? [TOP 10+] Mô hình kinh doanh phổ biến nhất

Đặc điểm của mô hình C2C là gì?

Đặc điểm của mô hình C2C là gì?

– Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh

Những cá nhân tham gia vào mô hình C2C không phải là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm họ bán có sự giới hạn, không còn xuất hiện trên thị trường. Vì vậy mà ít nhiều thu hút sự quan tâm, ưa chuộng của nhiều người khác

– Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn

Cá nhân người bán ở mô hình C2C sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn do không có sự tác động từ doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ

– Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán

Vì giao dịch khi tham gia mô hình C2C là giữa các cá nhân với nhau, không có sự can thiệp của nhà sản xuất hay bán lẻ nên sản phẩm có thể không đảm bảo về chất lượng. Cùng với đó, khâu thanh toán cũng có thể phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn

Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C là gì?

– Rao bán sản phẩm dễ dàng, không yêu cầu số lượng

Có những món đồ bạn mua về nhưng không có nhu cầu sử dụng tới, hoặc đã từng qua sử dụng nhưng còn cần thiết nữa. Tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C. Điều này giúp bạn tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để nhất. Ngoài ra, bạn có thể thoải mái rao bán bao nhiêu món hàng tùy thích, không bị giới hạn về số lượng

Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C là gì?

– Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán

Một số trang web hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook là nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm. Người mua có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được món hàng cần mua dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà tăng được khả năng người bán tìm được khách hàng phù hợp. Còn người mua tìm được sản phẩm theo mong muốn

– Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới

Mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống khi không còn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn. Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau để giao dịch

Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho phía bên thứ 3. Nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường

>>> Xem thêm: Omni channel là gì? Lợi ích từ bán hàng đa kênh mà bạn chưa biết

Rủi ro khi kinh doanh mô hình C2C là gì?

Rủi ro khi kinh doanh mô hình C2C là gì?

– Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bản chất của mô hình kinh doanh C2C là giữa cá nhân và cá nhân và không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác. Điều này có nghĩa rằng không ai có thể kiểm tra cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến quyền lợi của người tiêu dùng không thể được đảm bảo chắc chắn

– Dễ bị “bom hàng”

Giao dịch và đẩy đơn trên 1 kênh thứ 3 nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Bạn hoàn toàn có thể bị “bom hàng” với những lý do vô cùng khó hiểu

– Bảo mật thông tin

Mua hàng online là một hình thức vô cùng tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những vấn đề hàng đầu chính là trong bảo mật thông tin.

Nguy cơ lộ thông tin cá nhân đến từ quá trình thanh toán online và địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán thứ 3. Cả người mua và người bán đều không thể kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra nếu an ninh mạng không đảm bảo

Mô hình kinh doanh C2C phổ biến tại Việt Nam

– Tiki

Tiki là một cái tên không còn quá xa lạ với các tín đồ của sách và văn phòng phẩm. Ban đầu, Tiki triển khai theo mô hình B2C giữa các nhà xuất bản với khách hàng để đảm bảo tuyệt đối về vấn đề bản quyền cũng như chất lượng sản phẩm

Trong những năm trở lại đây, Tiki mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm và triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, hàng hóa thiết yếu,…

Tuy nhiên, vẫn giữ phương châm kinh doanh ban đầu, Tiki đòi hỏi khá chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh cũng như chứng minh sản phẩm. Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn là hàng thật và giá bán cũng được kiểm soát để không quá chênh với thị trường

– Shopee

Shopee là trang thương mại điện tử có chính sách hỗ trợ người bán, số lượng gian hàng lớn cả trong và ngoài nước. Hệ thống đối tác giao hàng lớn giúp cả người bán và người mua đều dễ dàng trao đổi, mua sắm

Shopee cũng bắt đầu mở rộng sang hình thức B2C với các gian hàng Shopee Mall. Các gian hàng này là các cửa hàng, doanh nghiệp chính hãng với chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Với nhiều chương trình ưu đãi cũng như giá thành phù hợp, Shopee đang dần trở thành sự lựa chọn số một của người tiêu dùng trực tuyến

– Lazada

Là một trong những sàn thương mại điện tử ra đời từ khá sớm và chuyên về các sản phẩm điện tử, Lazada là kênh bán yêu cầu vô cùng gắt gao về giấy tờ để lọc chất lượng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng ngành hàng để giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như mua sắm thuận lợi hơn. Mặc dù số lượng gian hàng và mặt hàng không đa dạng như Shopee nhưng Lazada vẫn là một kênh thương mại điện tử đáng để ghé thăm và mua sắm trực tuyến cũng như giúp người kinh doanh có thể mở rộng phạm vi và nâng cao doanh số hiệu quả nhất

>>> Xem thêm: Cách bán hàng trên Shopee – [BÙNG NỔ TRIỆU ĐƠN]

Kết luận

Trên đây là đôi nét về mô hình kinh doanh C2C. Có thể thấy C2C vừa là cơ hội kinh doanh, vừa mang nhiều rủi ro. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mô hình C2C là gì, giúp bạn trở thành người kinh doanh bản lĩnh hay người tiêu dùng thông minh trên nền tảng thương mại điện tử phát triển như hiện nay.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002