Seo là một trong những phương pháp làm Marketing online BỀN VỮNG và HIỆU QUẢ nhất hiện nay. Bất kỳ website nào muốn có traffic và tạo ra chuyển đổi thì đều cần làm SEO. Vậy SEO là gì? Nó quan trọng như thế nào? Làm SEO như thế nào để hiệu quả? Cùng tìm hiểu kiến thức tổng hợp về SEO trong bài viết sau.
1. SEO là gì?
SEO có tên tiếng Anh đầy đủ Search Engine Optimization được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bao gồm các công việc, giải pháp để tối ưu website với mục đích đẩy website có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm.
Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay có Google, Cốc Cốc, FireFox,…Nhưng chủ yếu mọi người sẽ tập trung làm SEO ở trên Google. Vì thế cách website hiển thị trên Google rất quan trọng.
Có 2 cách để website có thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm. Một là chạy quảng cáo từ khóa. Trước link web sẽ hiện chữ “Quảng cáo” như hình.
Cách thứ hai là làm SEO. Nghĩa là khi người dùng tra cứu một từ khóa trên Google thì bài viết trên website sẽ được hiển thị tự nhiên theo thứ tự. Mỗi trang tìm kiếm là 10 bài viết. Website nào có xếp hạng càng gần 1 thì nghĩa là làm SEO càng tốt.
Ví dụ như khi tìm kiếm “VPS free trial” trên Google, trang này sẽ trả về Khoảng 4.160.000 kết quả trong (0,43 giây). Nhưng bài viết của nhanhoa.com đứng số 1 mà không phải trả tiền cho quảng cáo. Đó là do Nhân Hòa đã làm seo từ khóa này rất tốt.
Tham khảo: Tổng hợp 50 thuật ngữ SEO cần nhớ
2. Phân loại SEO
2.1. Phân loại theo cách tối ưu
– SEO Onpage
SEO Onpage là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ở trên và bên trong trang web cần làm SEO. Bao gồm các liên kết nội bộ, hình ảnh, bài viết, các trang con,…
Dân SEO chuyên nghiệp sẽ biết bộ quy tắc cần tối ưu onpage đầy đủ. Các yếu tố cần tối ưu để mang lại hiệu quả sẽ tích lũy dần theo kinh nghiệm. Vì nhu cầu và thói quen tìm kiếm của người dùng luôn thay đổi theo thời gian.
– SEO Offpage
SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài Website cần SEO.
Bao gồm link building, social media marketing, social media bookmarking và các yếu tố ảnh hưởng khác. Trong đó SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất.
Vì việc được các trang web khác gắn link để dẫn về website cần SEO khiến website có độ tin tưởng cao hơn. Các backlinks này hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng, Website của bạn càng có khả năng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm
2.2. Phân loại theo nền tảng làm SEO
-
SEO website
Là hình thức tối ưu website trên Google mà chúng ta đã định nghĩa ở trên. Đây là nền tảng làm SEO chủ động và được nhiều người tập trung nhất.
-
SEO Facebook
Nghĩa là thay vì tối ưu website bạn sẽ tối ưu fanpage facebook. Mỗi khi người dùng tìm kiếm một nội dung facebook thì kết quả trên trang sẽ được hiển thị. Sau đó có thể tìm cách dẫn người dùng về trang đích là website bán hàng.
Tham khảo: Cách seo fanpage lên top kết quả tìm kiếm
-
SEO Youtube
Là hình thức tối ưu trên trang công cụ tìm kiếm Youtube, mục đích là để tăng sub, tăng view, tăng like và giúp video đạt được thứ hạng cao trên Youtube
Xem thêm: Cách Seo video youtube lên top nhanh chóng
2.3. Phân loại theo kỹ thuật làm SEO
– SEO từ khóa
Là cách SEO tập trung vào một số từ khóa. Bạn cố gắng đẩy top 1 hoặc 1 số từ khóa nhất định. Chỉ khi người dùng tìm đúng từ khóa đó thì website mới đứng top Google. So với seo từ khóa thì seo tổng thể bao quát hơn, ổn định hơn, traffic lớn hơn. Nhưng để làm Seo tổng thể tốt cần tốn nhiều thời gian và chi phí.
– SEO tổng thể
SEO tổng thể là quá trình tối ưu website nhằm đáp ứng tốt nhất các tiêu chí chuẩn SEO mà công cụ tìm kiếm đưa ra. Cụ thể là Google. Từ đó toàn bộ các từ khóa chính và phụ liên quan đến dịch vụ, sản phẩm mà website đang cung cấp đều có thứ hạng cao khi tìm kiếm.
Việc làm SEO tổng thể cần nghiên cứu kỹ hành vi tìm kiếm của người dùng. Từ đó đưa ra chiến lược làm Seo tất cả các từ khóa mà người dùng đã, đang và sẽ tìm kiếm. Mọi từ khóa liên quan được tra cứu đều sẽ dẫn về website chứa sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Seo tổng thể giúp website có độ phủ tốt hơn trên internet. Từ đó gia tăng chuyển đổi và traffic cho trang web.
3. Lợi ích khi làm SEO là gì?
– Tối ưu Website tốt hơn
Để Website được tối ưu tốt hơn thì các thành phần như: sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề,… được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google.
Đồng thời khi SEO cho Website cũng sẽ tạo nên những trải nghiệm người dùng tốt hơn. Ví dụ: tốc độ Website nhanh hơn giúp người truy cập không phải chờ đợi. Các thao tác trở nên nhanh chóng, giảm khả năng khách hàng rời bỏ trang web.
– Tăng cơ hội bán hàng
Một khi khách hàng đã tìm kiếm thì có nghĩa là họ có nhu cầu. Vì thế làm SEO hiệu quả tăng cơ hội bán hàng lên cao. Bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của mình hơn.
– Khách hàng chủ động tìm kiếm doanh nghiệp
Nếu như không chạy quảng cáo thì việc khách hàng tìm đến doanh nghiệp của bạn là một điều khó xảy ra. Bạn luôn phải tìm cách để tiếp cận khách hàng và cố gắng gây sự chú ý giữa hàng ngàn quảng cáo khác xung quanh. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy như đang bị làm phiền và sẽ vô tình coi đói là quảng cáo, spam
Tuy nhiên, đối với SEO, hiệu quả đưa Website lên top Google tăng lên, khách hàng được chủ động tìm kiếm bằng từ khóa thể hiện nhu cầu của họ
– Phát triển thương hiệu trên Internet 24/7
SEO là một trong những công cụ giúp bạn đạt được thứ hạng cao trên Google. Lượng người tiếp cận càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp của bạn được biết đến sẽ cao hơn. Tuy nhiên, thời gian đầu các từ khóa lên top khá ít hoặc không lên top nhưng sau một thời gian Website của bạn mạnh hơn, có thể SEO được các từ khóa khó, thương hiệu của bạn có thể tiếp cận đến nhóm đối tượng rộng lớn hơn
– Tiết kiệm chi phí
Thay vì tốn chi phí chạy quảng cáo thì chi phí SEO là khoản tiền bạn đầu tư để làm cho Website tốt hơn, tối ưu hơn. Các giá trị đầu tư này sẽ tồn tại cùng Website. Dù có hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng từ kết quả SEO thì bạn cũng không phải tốn bất cứ một đồng nào cho các truy cập này
– Khả năng đo lường mạnh mẽ
SEO không chỉ là công cụ để tối ưu hóa Website mà nó còn là một trong những công cụ của Marketing Online.
Các thông số có thể đo lường thứ hạng từ khóa như GWEBBOT, Ahref, Google Analytics; hay các thông số thuộc quá trình SEO như backlink (link Website của bạn được gắn trên Website khác), thời gian trên trang,…
– Tạo ra chiến lược kinh doanh dài hạn
Nếu bạn ngừng SEO thì kết quả không tự dưng biến mất. Nếu đối thủ làm SEO tốt hơn, nội lực Website của họ mạnh hơn thì đương nhiên thứ hạng từ khóa của bạn sẽ bị đẩy xuống
4. Đánh giá ưu và nhược điểm khi làm SEO
– Về ưu điểm
SEO giúp Website của bạn được tối ưu và đưa Website của bạn đến gần hơn với người dùng. Từ đó giúp Website của bạn đạt được một lượng traffic tự nhiên, người dùng truy cập lớn. Lợi nhuận từ SEO mang về rất lớn, cụ thể:
+ Doanh thu: Từ khóa của bạn càng lên top nhiều thì lợi nhuận mà bạn thu về được sẽ càng lớn. Bên cạnh đó, SEO có thể tiết kiệm được 61% chi phí so với bán hàng qua điện thoại
+ Thương hiệu: Website có nhiều người dùng truy cập vào sẽ tạo gợi nhớ cho khách hàng, dần dần ăn sâu vào tiềm thức mỗi khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Từ đó thương hiệu sẽ được biết đến nhiều hơn
+ Cải thiện trải nghiệm người dùng: trong quá trình tối ưu SEO, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện các trang web bằng cách liên tục cập nhật nội dung nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Điều này sẽ giúp cho những người tìm kiếm trang web cũng như các thông tin trên trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn
+ Hỗ trợ phân tích khách hàng: SEO là công cụ phân tích mạnh mẽ từ đó giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tượng chân dung khách hàng tiềm năng của mình nhờ vào việc lựa chọn các phương pháp Marketing hiệu quả
+ Độ uy tín: kết quả tìm kiếm của SEO thường có tỷ lệ nhấp vào cao hơn so với quảng cáo
+ Tính ổn định: kết quả khá bền vững nếu bạn làm SEO tốt và từ khóa có thứ hạng cao
– Về nhược điểm
+ Tuy SEO giúp tối ưu Website hiệu quả nhưng quá trình làm SEO có thể kéo dài trong vài tháng mà không có hiệu quả
+ Thứ hạng từ khóa có thể thay đổi và biến động, có thể từ khóa SEO top 1 nhưng sau đó xuống top 20 thậm chí top 30 là chuyện bình thường
+ Hơn nữa đối thủ cạnh tranh là điều mà mọi doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Vì vậy chiến dịch SEO của bạn bắt buộc phải đạt được kết quả ấn tượng
+ Không phải cũng có khả năng làm seo hiệu quả. Dù hiểu rõ seo là gì thì bạn cũng chưa chắc đã seo giỏi. Việc seo tốt phụ thuộc rất nhiều vào ngành và đối thủ cạnh tranh.
5. Tại sao SEO đóng vai trò quan trọng trong Marketing?
SEO đóng vai trò quan trọng trong Marketing vì những lý do sau đây
– Hơn 70% người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm có nhiều khả năng nhấp vào một trong năm đề xuất hàng đầu trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs)
– Làm SEO tốt đồng nghĩa với việc trải nghiệm người dùng được cải thiện và khả năng sử dụng của một trang web cũng được nâng cao
– Người dùng tin tưởng các công cụ tìm kiếm và các từ khóa tìm kiếm ở trong vị trí top 10 sẽ làm tăng độ tin cậy của trang web
– SEO rất tốt cho việc quảng bá social của trang web của bạn. Những người tìm thấy trang web của bạn bằng cách tìm kiếm trên Google hoặc Bing có nhiều khả năng quảng bá trang web đó trên Facebook, Twitter hoặc các kênh social khác
– Bạn có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh nhờ SEO. Nếu như có 2 trang web cùng bán một sản phẩm thì trang web nào được tối ưu tốt hơn sẽ có thể bán được nhiều hàng hơn
6. Lời kết
SEO là gì? Tóm lại seo là một hình thức Marketing vô cùng quan trọng trong chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp. Ngoài việc nghiên cứu từ khóa và xây dựng nội dung, SEO còn liên quan tới các khía cạnh như tối ưu trải nghiệm người dùng và bảo mật dữ liệu. Chúc bạn làm SEO hiệu quả
+ Fanpage:https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường:https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com