Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt cho doanh nghiệp

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Hầu hết các nhà đầu khi mới tham gia thị trường chứng khoán đều có chung một thắc mắc. Đó là đầu tư vào cổ phiếu nào sinh lời cao? Cổ phiếu này có được giá không? Với tất cả những thắc mắc ở trên chính là lý do mà chỉ số P/E ra đời. Vậy chỉ số P/E là gì? Tham khảo bài viết sau đây của Nhân Hòa nhé!

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (viết tắt của từ Price to Earning Ratio) được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu. Nếu chỉ số này thấp thì có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại.

Cụ thể hơn, chỉ số P/E là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian bao lâu thì sẽ lấy lại vốn.

>>> Xem thêm: ROA là gì? [CÔNG THỨC] và [Ý NGHĨA] của chỉ số ROA

Công thức tính chỉ số P/E

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Công thức tính chỉ số P/E

Ví dụ:

Nếu giá cổ phiếu của Vinamilk VNM bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 7.500 đồng thì chỉ số P/E sẽ là 20 (= 150.000/7.500). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong 1 năm.`

Nếu Chỉ số P/E giảm xuống còn 10 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận.

Tóm lại: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi)

P/E là số liệu được tính toán dựa trên số liệu của 4 quý liên tiếp.

Nhà đầu tư nên phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quý trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quý tiếp theo (gọi là forward P/E hay P/E dự phóng). Khi nói đơn giản P/E, thì nên hiểu là trailing P/E.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Từ ý nghĩa này mà P/E được sử dụng như một công cụ hiệu quả, giúp các nhà đầu tư xem xét giá cổ phiếu của công ty hiện tại có phù hợp hay không

– P/E cao nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao hơn lợi nhuận. Giá cổ phiếu đó được coi là đắt

– P/E thấp nghĩa là giá cổ phiếu của công ty thấp hơn so với lợi nhuận và được coi là rẻ, có tiềm năng tăng giá trong tương lai

– Ngoài ra, nhà đầu tư còn dùng P/E để phân tích tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hay lợi nhuận cho cổ đông lớn thì P/E sẽ cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp hay gặp vấn đề về tài chính thì P/E thường thấp

– Bạn cũng có thể dùng chỉ số này để so sánh giữa các công ty tương đồng hoặc so sánh với mức trung bình của chính công ty đó trong quá khứ nhằm xem xét, đánh giá hoạt động và sự phát triển của công ty

>>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần [CHUẨN NHẤT]

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

– Chỉ số P/E cao

Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Từ đó họ sẵn sàng tham gia vào đầu tư

Như vậy chỉ số P/E sẽ nắm một lợi thế rất lớn, thuộc top đầu cho các nhà đầu tư sẵn sàng trả một mức “premium”. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khiến EPS thấp nên chỉ số P/E mới cao

 Lý do của chỉ số P/E cao:

+ Cổ phiếu đang định giá cao

+ Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt

+ Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời

+ Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

– Chỉ số P/E thấp

Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào

Tuy nhiên, P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không lặp lại trong tương lai

Do các cổ đông hiện hữu, họ không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp. Nên quyết định bán chốt lời. Khiến giá cổ phiếu giảm. Dẫn tới P/E thấp

Với những trường hợp này, chỉ số P/E ở mức thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian. Nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi triển vọng phát triển của doanh nghiệp không còn tốt

Lý do của chỉ số P/E thấp:

+ Cổ phiếu định giá thấp

+ Doanh nghiệp đang gặp vấn đề như kinh doanh không thuận lợi, tài chính không ổn định…

+ Lợi nhuận cao đột biến nhưng lý do có thể chủ quan như bán tài sản

+ Doanh nghiệp đang ở đạt đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

Phân tích ở trên cho thấy chỉ số PE chỉ có tác dụng và tính chính xác cao nhất khi các doanh nghiệp ở cùng một điều kiện, hoàn cảnh. Tuy nhiên điều này lại chẳng thể dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E là gì?

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E là gì?

Nhằm xác định giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu nhất định. Dưới đây là công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E.

PP = EPS * (P/E)ngành 

Trong đó:   

– P: Giá trị hợp lý của cổ phiếu 

– EPS: Thu nhập mỗi cổ phần. EPS có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy lợi nhuận ròng trừ đi tiền chia cổ phần ưu đãi. Sau đó chia cho số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. EPS cũng được công bố rộng rãi trên các chuyên trang tài chính, hoặc báo cáo tài chính của công ty

– (P/E) ngành: Chỉ số Giá/Thu nhập bình quân của ngành. Chỉ số P/E bình quân của ngành được cung cấp trên các chuyên trang tài chính. Hoặc bạn có thể tính thủ công theo mục đích của bạn bằng cách chọn ra các doanh nghiệp có cùng quy mô, cơ cấu rủi ro, tỷ suất lợi nhuận với cổ phiếu cần tính toán. Sau đó tính P/E bình quân của các doanh nghiệp này theo trọng số là mức vốn hóa thị trường của mỗi doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Bluechip là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu Bluechip hay không?

Điểm khác biệt giữa chỉ số P/B và chỉ số P/E là gì?

Điểm khác biệt giữa chỉ số P/B và chỉ số P/E là gì?

P/B và P/E đều là công cụ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Với một doanh nghiệp có thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ (P/B < 1), về mặt lý thuyết, bạn có thể mua tất cả cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Sau đó thanh lý tài sản. Lợi nhuận kiếm được vì tài sản ròng có giá trị cao hơn vốn hóa.

Nhưng không hẳn lúc nào điều này cũng là món hời. Một cổ phiếu duy trì P/B <1. Có thể thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức. Tương tự với P/E, nhà đầu tư trả giá P/E thấp. Nghĩa là họ nghĩ lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không bền vững trong tương lai.

Khi chỉ số P/B ở mức cao, nghĩa là thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt. Vì thế các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách doanh nghiệp. Với P/E cũng vậy, nếu thị trường trả P/E cao, nghĩa là kỳ vọng tương lai doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Kết luận

Trong đầu tư chứng khoán, P/E là một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc định giá cổ phiếu. Dựa vào chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn để thu về lợi nhuận. Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đã hiểu rõ chỉ số P/E là gì, cách tính chỉ số này trong đầu tư chứng khoán.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002