Javascript là gì? [QUAN TRỌNG] Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Javascript

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến. Nó đóng vai trò lớn trong việc “vận hành” các trang web hiện nay. Vậy JavaScript là gì? Nó có vai trò gì? Cùng xem câu trả lời trong bài viết nhé!

Javascript là gì?

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó nhẹ và được sử dụng phổ biến nhất như là một phần của các trang web. Sự thi hành của chúng cho phép Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động. Nó là một ngôn ngữ chương trình thông dịch với các khả năng hướng đối tượng.

Javascript là gì?

JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript. Nhưng công ty Netscape đã đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là một hiện tượng của Java lúc bấy giờ. JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995 với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào Netscape, IE, và các trình duyệt khác.

>>> Xem thêm: Cách tạo trang web – Miễn phí 100% [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT]

Ưu điểm và nhược điểm của Javascript

– Ưu điểm của Javascript

+ Javascript giúp thao tác với người dùng ở phía client và tách biệt giữa các client. Ví dụ 2 người đang truy cập vào 2 trình duyệt khác nhau thì cả hai đều có những phiên xử lý Javascript khác nhau, không ảnh hưởng lẫn nhau

+ Javascript có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, từ Windows, macOS cho đến các hệ điều hành trên mobile

+ Javascript là một ngôn ngữ dễ tiếp cận, bạn sẽ dễ dàng học nó mà không cần phải cài đặt quá nhiều phần mềm

Ưu điểm và nhược điểm của Javascript

– Nhược điểm của Javascript

Vì là một ngôn ngữ rất dễ dàng bị soi code nên dễ bị khai thác. Hacker có thể nhập một đoạn code bất kì vào khung console của trình duyệt. Lúc này trình duyệt sẽ hiểu rằng đoạn code đó là chính thống, nên hacker có thể gửi những request lên server một cách dễ dàng

Có thể bạn đã thấy những tool về Facebook trên mạng, hoặc những đoạn code làm thay đổi chức năng và giao diện của Facebook, chúng được viết từ Javascript

Điểm khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình với Javascript là gì?

Mỗi ngôn ngữ lập trình khác nhau mang những đặc điểm khác biệt nhất định. Đó là điều hiển nhiên mà chúng ta có thể tìm hiểu và xác định cụ thể và chính xác. 

Theo đó, ngôn ngữ Javascript nếu đem ra so sánh với những ngôn ngữ khác thì điểm khác biệt lớn, tạo nên tính phổ biến của nó chính là tính linh hoạt. Bởi thế, có khá nhiều các lập trình viên lựa chọn Javascript trở thành ngôn ngữ chính, sử dụng các ngôn ngữ khác là phụ, bổ sung khi cần thiết.

– Ngôn ngữ Javascript

Với ngôn ngữ lập trình này đảm bảo giúp tăng hiệu quả tương tác trên website ở mức tốt nhất. Với Script này khi hoạt động trên các trình duyệt của người dùng, thay vì sử dụng trên các server hiệu quả

Không chỉ vậy, nó thường được dùng trên thư viện của một bên thứ ba, từ đó giúp tăng thêm chức năng cho website dễ dàng

– Ngôn ngữ HTML

HTML – Hypertext Markup Language là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến, được tin dùng nhiều hiện nay trên các website. Giúp việc xây dựng các khối chính của trang web được thực hiện hiệu quả

Điểm khác biệt giữa các ngôn ngữ lập trình với Javascript là gì?

– Ngôn ngữ PHP

Đây là ngôn ngữ ở phía server, nó hoàn toàn khác biệt so với JS được sử dụng chạy trên các máy client. Ngôn ngữ này được ứng dụng chủ yếu trong các hệ quản trị nội dung nền PHP, tiêu biểu như WordPress

Ngoài ra, sử dụng PHP còn được ứng dụng trong việc lập trình back-end. Giúp tạo ra những kênh để truyền thông tin hiệu quả nhất từ database

– Ngôn ngữ CSS

CSS – Cascading Style Sheets có nhiệm vụ chính là việc giúp webmaster có thể xác định được styles, cũng như định nghĩa tốt nhiều loại nội dung khác nhau

Người dùng có thể tiến hành thực hiện những công việc hoàn toàn thủ công, với những yếu tố có trong HTML. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này đòi hỏi chúng ta phải lặp đi lặp lại các thành phần đó, để sử dụng ở nhiều nơi khác nhau

Nói tóm lại, tìm hiểu về bản chất của từng ngôn ngữ lập trình giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất, cơ bản nhất về những ngôn ngữ thông dụng này.

>>> Xem thêm: HTML là gì? [ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG]

Cách thức hoạt động của Javascript là gì?

Sử dụng ngôn ngữ Javascript hiện nay trở nên phổ biến, thông dụng đối với nhiều người dùng. Đối với ngôn ngữ lập trình này chúng được tiến hành nhúng trực tiếp vào trang web, hoặc được tiến hành tham chiếu thông qua một file.js riêng biệt. 

Đây là ngôn ngữ phía client, điều này tức là script được tải đầy đủ về máy của khách hàng khi truy cập. Đồng thời, nó được xử lý ngay tại đó, thay vì bên server là thực hiện xử lý ngay trên server trước khi đưa kết quả tới khách hàng truy cập.

Cách thức hoạt động của Javascript là gì?

Hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả là những gì mà ngôn ngữ JS sở hữu. Đối với ngôn ngữ lập trình này hiện được ứng dụng trong nhiều môi trường, nhiều nền tảng khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng như:

– Sử dụng Javascript cùng HTML, hay CSS để trở thành ngôn ngữ không thể thay thế đối với một website

– Có khá nhiều những framework JavaScript khác nhau ở phía front-end, trong đó tiêu biểu như: ReactJS, Vue.js, Angular.js, Angular2, Meteor.js,…

– Ngôn ngữ lập trình JS được sử dụng ở phía các server với framework như Node.js

– Có một số database sử dụng ngôn ngữ Javascript dưới dạng kịch bản, đồng thời được coi là ngôn ngữ query như CouchDB, MongoDB,…

– Dùng ngôn ngữ Javascript ứng dụng trong việc xây dựng ứng dụng của Desktop với framework là Electron. Tiêu biểu là những ứng dụng nổi tiếng như WordPress.com, Atom, Visual Studio Code,…

– Sử dụng ngôn ngữ JS trong việc xây dựng nên các ứng dụng trên điện thoại hiệu quả nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu, đòi hỏi khác nhau của người dùng

Cách viết chương trình Javascript

Bước đầu tiên để học Javascript là bạn cần phải chuẩn bị một phần mềm để viết mã Javascript (IDE JavaScript). Bởi tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ ngôn ngữ này nên bạn không cần phải download thư viện mà thông qua những đoạn mã script, trình duyệt sẽ nhận diện được nó.

– Cặp thẻ mở và thẻ đóng

Tất cả những đoạn mã Javascript đều phải đặt trong cặp thẻ mở <script> và thẻ đóng </script>

Ví dụ:

<script language=”javascript”>

alert(“Hello World!”);

</script>

– Đặt thẻ script ở đâu?

Có ba cách đặt thẻ script thường được sử dụng dưới đây:

+ Internal – viết trong file html hiện tại

Thông thường, bạn có thể viết những đoạn mã Javascript trên phần head. Tuy nhiên, đó cũng không phải là điều kiện bắt buộc. Vì vậy bạn có thể đặt ở bất kỳ đâu tùy thích miễn là được bao lại bằng thẻ script

Ví dụ: Đặt trong thẻ head

<html>

<head>

     <title></title>

     <script language=”javascript”>

         alert(“Hello World!”);

     </script>

</head>

    <body>

        

</body>

</html>

+ External – viết ra một file js khác rồi import vào

Bạn có thể viết những đoạn mã Javascript ở một file có phần mở rộng là .js, sau đó dùng thẻ script để import vào

Lúc này bên trong file demo.js  bạn không đặt thẻ script. Vì nhờ vào đuôi .js, trình duyệt sẽ tự nhận đây là file chứa mã Javascript

Ví dụ:

<script language=”javascript” src=”demo.js”></script>

+ Inline – viết trực tiếp trong thẻ HTML

Với Inline, bạn sẽ viết những đoạn mã Javascript trực tiếp trong thẻ HTML. Ví dụ bên dưới viết dưới dạng inline vì đoạn mã alert(1) được đặt trong sự kiện onclick của thẻ button

Ví dụ:

<input type=”button” onclick=”alert(1)” value=”Click Me”/>

 – Viết chương trình JavaScript

Trước khi thực hành, hãy đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng một phần mềm viết code bất kỳ để viết mã Javascript

+ Bước 1: Tạo một file index.html  và lưu tại bất kỳ vị trí nào với phần mở rộng là .html

Mở file bằng Notepad++ rồi gõ nội dung sau:

<html>

<head>

     <title></title>

</head>

<body>

     <input type=”button” value=”Click Me”/>

</body>

</html>

Chạy lên bằng Firefox hoặc Chrome bạn thấy xuất hiện một button

+ Bước 2: Viết mã Javascript khi click vào button có id=”clickme” 

<html>

    <head>

        <title></title>

    </head>

    <body>

        <input type=”button” id=”clickme” value=”Click Me”/>

        <script language=”javascript”>

         

        // Lấy element có id=clickme lưu vào biến button

        var button = document.getElementById(‘clickme’);

         

        // Khi click vào element chứa trong button thì thực hiện một function,

        // bên trong function thông báo lên Hello World!

        button.addEventListener(‘click’, function(){

            alert(‘Hello World!’);

        });

        </script>

    </body>

</html>

>>> Xem thêm: Cron job là gì? Thiết lập Cron job đa nền tảng [CHI TIẾT]

Kết luận

Nhân Hòa vừa chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản nhất về Javascript là gì, lập trình Javascript như thế nào. Sức mạnh của Javascript trong những năm gần đây là rất khủng khiếp, nên học master javascript thì bạn sẽ luôn có chỗ đứng trong lĩnh vực lập trình này.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002