Mentor là gì? Tại sao mỗi chúng ta đều nên có 1 Mentor?

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Một nghiên cứu đăng trên nguồn tin Forbes (2017) đã chỉ ra một sự thật: Sở hữu một ứng viên Mentor tốt là nhân tố chính để doanh nghiệp tăng mức độ gắn kết đối với thế hệ Y. Vậy Mentor là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố xung quanh Mentor là gì nhé!

Contents

Tổng quan khái niệm Mentor là gì?

– Mentor là gì?

Mentor là người cố vấn, người hỗ trợ ở bất cứ lĩnh vực nào từ kinh doanh, học tập hay trong công việc. Mentor sẽ giám sát, hướng dẫn bạn, tư vấn,… tạo bước phát triển cho người được cố vấn

Khi làm việc cùng Mentor sẽ giúp chúng ta nhìn ra điểm thiếu sót. Từ đó đưa ra bài học và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên để giải thích đầy đủ ý nghĩa về Mentor thì cần đề cập thêm quá trình con người tạo dựng kết quả

Tổng quan khái niệm Mentor là gì?

– Mentor là ai?

Mentor là người tìm hiểu và đưa ra những định hướng nhằm đưa ra các cơ hội và hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp. Điều này giúp họ tìm thấy phương hướng đi đến thành công

Ngoài ra Mentor còn là người lắng nghe những băn khoăn của các bạn về các tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó đưa ra lời khuyên có giá trị từ chính kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm vốn có của họ

– Mentor Programe là gì?

Mentor Programe là cụm từ chỉ những chương trình, những bản kế hoạch được thiết lập bởi Mentor. Mentor Program luôn có được những cơ hội để tạo ra những kế hoạch phù hợp

Những kế hoạch này được làm rất cẩn thận, tỉ mỉ để có thể dễ dàng thực hiện. Làm việc có kế hoạch định hướng trước sẽ mang lại hiệu quả công việc cao

– Mentor trong khởi nghiệp là gì?

Mentor trong khởi nghiệp là người sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, mang đến cho bạn một cái đầu tỉnh tác và suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó. Mentor còn giúp bạn loại bỏ đi những tiêu cực và hỗ trợ bạn định hướng lại sự nghiệp của bản thân

>>> Xem thêm: Inbound marketing là gì? [GIẢI THÍCH CHI TIẾT]

Công việc của một Mentor là gì?

Công việc của một Mentor là gì?

– Đặt quan hệ giữa 2 con người cụ thể lên trên quan hệ mang tính cố vấn

Để có một giai đoạn trải nghiệm Mentoring thành công, cần phải có một quan hệ gần gũi, chặt chẽ và khăng khít giữa hai “thầy trò”. Quan hệ này được xây dựng dựa trên hệ giá trị và trình độ của người dẫn dắt. Các Mentee thường chọn một người để Mentoring vì những người đó có giá trị sống giống với những gì mà họ hướng tới

Nếu thiếu đi điều kiện quan trọng mang tính nền tảng này, quan hệ Mentor và Mentee sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Nếu công việc Mentoring trở thành một trách nhiệm thì sự ràng buộc đó thiếu tính tự nhiên, sẽ chẳng dài lâu và không bao giờ đạt được hiệu quả như bạn trông chờ

– Tập trung vào mặt tính cách

Những người làm Mentor có tâm ở bất kỳ lĩnh vực nào họ cũng vô cùng quan trọng. Đồng thời giúp chúng ta hình thành tất cả những tính cách, giá trị, nhận thức về bản thân. Trong công cuộc tìm kiếm Mentor, bạn cần biết người Mentor giỏi luôn hiểu rằng con đường mà bạn nhắm tới rất xa. Và những phẩm chất tốt dựa trên một hệ tư tưởng và giá trị khỏe mạnh sẽ giúp bạn thành công

– Nói về sự lạc quan

Khi bạn tìm đến Mentor, gặp gỡ hay trình bày một ý tưởng nào đó với họ, người Mentor giỏi sẽ là người truyền thêm năng lượng tích cực cho bạn. Người Mentor giỏi và tâm lý thường khuyến khích bạn khám phá và lên kế hoạch tìm hiểu cái mới

– Nghĩ cho giá trị của học trò hơn là công ty

Người làm Mentor cần phải nhìn thấy và xác định ra tiềm năng thật sự của học trò. Đồng thời khuyến khích họ phát triển tiềm năng và giá trị cốt lõi của bản thân. Người dẫn dắt đúng nghĩa, sẽ không giữ bạn lại làm việc tại công ty của họ khi biết rằng việc học trò mình đang làm những việc không đóng góp gì cho tương lai

Tại sao khởi nghiệp cần có Mentor?

Tại sao khởi nghiệp cần có Mentor?

Ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, câu hỏi bạn thường hay tự đặt ra là có nên bỏ hoạt động hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng? Bạn cần một ai đó sẻ chia những suy nghĩ đang rối lên trong đầu. 

Bạn không cần người tư vấn cho bạn biết mình nên đi hướng nào mà cần ai đấy đặt những câu hỏi giúp bạn tự phát hiện ra hướng đi nào là tốt. Đấy là khi bạn phải cần một Mentor.

Ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo, những vấn đề khó nhằn của bán hàng bắt đầu nảy sinh – từ năng lực sale, giải quyết khiếu nại khi sale, vốn, rồi xung đột nhóm… cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn, đấy  là khi bạn cần một Mentor.

Kể cả những lúc doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường hay hiện hữu trong bạn có thể là đi tiếp như thế nào để tăng trưởng mạnh hơn, lâu bền hơn hoặc hữu ích hơn với cuộc sống. Mỗi lần mất phương hướng như vậy cũng là khi bạn cần một Mentor.

Khởi nghiệp cần Mentor vì bạn thực sự cần một ai đấy cùng bạn định hướng, duy trì được ngọn lửa nhiệt huyết. Một người bạn không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, một người chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời, sự nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: Viral Marketing là gì – [YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH VIRAL ĐỘT PHÁ]

Những phẩm chất cần có của một Mentor là gì?

Những phẩm chất cần có của một Mentor là gì?

– Kinh nghiệm

Những người Mentor thường được biết tới là có tuổi đời/tuổi nghề nhiều hơn, lớn hơn những người làm Mentee. Những người Mentor cần phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển của sự nghiệp, hiểu được sự khó khăn, nỗ lực để trở thành người thành công trong khởi nghiệp

– Tính cách

Họ cần có nét tính cách chững chạc, tự tin và điềm đạm để những người cần được Mentor tôn trọng. Trong công việc, họ cần người làm tấm gương cho những người xung quanh, gây ảnh hưởng lớn đến những người Mentee

– Có cùng mục tiêu

Nhờ vào điều này mà họ sẽ gia tăng sự kết hợp ăn ý và con đường dẫn tới thành công là vô cùng đơn gần và dễ đi. Đồng thời những người Mentor luôn ưu tiên thời gian cho công việc, đam mê và bất cứ khi nào công việc cần thì họ đều có mặt

– Tư duy mở

Họ cần có sự quan tâm đến các vấn đề xung quan như các mối quan hệ, những cách thức để khiến họ trở nên gần gũi và thân thiện hơn đối với những người đang hợp tác với họ. Họ cũng cần phải là người luôn lạc quan, sống tích cực và tinh thần hăng hái, nhờ vào sự lạc quan mà sẽ có ảnh hưởng tới công việc theo hướng tích cực

Những phương pháp Mentor là gì?

Những phương pháp Mentor là gì?

– Mô hình Mentoring 1:1

Là mô hình phổ biến nhất hiện nay, một Mentor sẽ chỉ hướng dẫn cho đúng một Mentee. Do số lượng ít nên thời gian và tâm sức họ giành cho nhau là nhiều khi đó mối quan hệ Mentorship sẽ cùng phát triển nhanh. Đôi bên cảm thấy phù hợp và đáp ứng được những mong đợi và kỳ vọng của mình

Do 1:1 nên đôi bên có thể dễ dàng chia sẻ những vướng mắc của mình cho nên mô hình này được rất nhiều người yêu thích

– Mô hình Mentoring dựa trên nguồn tiềm lực

Ở mô hình này các Mentee sẽ là người chọn một Mentor cho mình trong danh sách Mentor đã có sẵn. Họ sẽ là người tự đưa ra đề xuất mong muốn, lộ trình của quá trình Mentoring đó sẽ là mục tiêu để cả 2 làm việc với nhau

– Mô hình Mentoring theo nhóm

Mô hình này chính là một Mentor và nhiều Mentee, ở đây người Mentor sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ cho cả nhóm trong một khoảng thời gian dài. Khó khăn hàng đầu trong mô hình này là tính thống nhất và đông bộ bởi mỗi người sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau sẽ dễ dẫn tới sự chênh lệch giữa các Mentee

Ngoài ra, vì chỉ có một Mentor hướng dẫn nhiều Mentee nên thời gian tâm sức cho một Mentee sẽ bị giảm đi. Nhưng nếu đủ tâm huyết và thời gian thì mô hình này sẽ tạo ra các lớp Mentee có cùng chất lượng với số lượng nhiều và tiết kiệm được thời gian đánh kể

– Mô hình Mentoring dựa trên sự huấn luyện

Mô hình này sẽ gắn với một chương trình training huấn luyện cụ thể, thông qua chương trình thì Mentoring. Mentor sẽ khai thác được tiềm năng ở một Mentee. Từ đó tạo điều kiện cho Mentee ngày một phát triển thành thạo các kỹ năng, công việc trong một lĩnh vực cụ thể

Thường thì mô hình này sẽ được áp dụng vào một khía cạnh nhất định vậy nên việc phát triển toàn diện của mô hình này là không thể

– Mô hình Mentoring cấp quản lý, điều hành

Mô hình này sẽ gán “sự áp đặt” theo một quy mô hệ thống từ bộ máy quản lý, điều hành xuống. Mô hình này có ưu điểm sẽ mang tính đồng bộ và phát triển nhanh nếu được thực hiện tốt, mô hình này giúp hạn chế chảy máu chất xám ra ngoài. Các Mentee được học hỏi đa dạng từ nhiều Mentor ở các lĩnh vực khác nhau

>>> Xem thêm: Truyền thông là gì – [ĐỊNH NGHĨA DỄ HIỂU NHẤT]

Kết luận

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết Mentor là gì cũng như những lợi ích mà Mentor mang lại rồi đúng không? Đừng quên theo dõi Nhân Hòa để cập nhật những tin tức mới nhất, thú vị nhất về các lĩnh vực khác nhau nhé!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002