Mô hình AIDA [ĐỊNH NGHĨA, ỨNG DỤNG, CÁCH ÁP DỤNG]

Tác giả: Trần Thị Thúy
0 Bình luận

Mô hình aida là một mô hình triển khai content marketing rất phổ biến hiện nay. Nó vẽ ra một chặng đường để thu hút và biến người dùng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Không chỉ áp dụng nhiều trong viết quảng cáo. Mô hình Aida còn phát huy hiệu quả trong việc nghiên cứu thị trường và triển khai các kế hoạch marketing. Cụ thể mô hình aida là gì? Tầm quan trọng của mô hình và cách áp dụng aida trong marketing sẽ được trình bày trong bài viết sau.

Contents

mô hình aida1. Mô hình aida là gì?

Mô hình AIDA được tạo nên bởi 4 chữ cái. A (Attention – Sự chú ý), I (Interest – Sự hứng thú), D (Desire – Sự mong muốn), A (Action – Hành động).

Mô hình aida được áp dụng nhiều nhất trong ngành marketing, truyền thông và quảng cáo. Nó tạo nên hoặc mô tả giai đoạn từ khi người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm đến khi ra quyết định mua hàng. Nhiệm vụ của mô hình aida là thu hút khách hàng, di chuyển khách từ người lạ > người quen > khách hàng tiềm năng > khách hàng thật sự.

2. Các biến thể của mô hình Aida

  • Mô hình AIDA cơ bản: Chú ý – Hứng thú – Mong muốn – Hành động
  • Mô hình AIDA mở rộng của Lavidge:  Nhận thức → Kiến thức → Thích → Ưu tiên → Thuyết phục → Mua hàng
  • Mô hình AIDA mở rộng sửa đổi: Nhận thức → Sở thích → Thuyết phục → Mong muốn → Hành động (mua hoặc tiêu thụ)
  • Mô hình AIDAS: Chú ý (Attention) – Hứng thú (Interest) – Mong muốn (Desire) – Hành động (Action) – Hài lòng (Satisfaction)

3. Mô hình aida trong content

3.1. Aida trong content là gì

Trong content mô hình AIDA được áp dụng nhiều trong các bài viết và chiến lược quảng cáo. Doanh nghiệp tạo ra các nội dung thu hút sự quan tâm của khách hàng. Dùng bài viết để tạo nên mong muốn của khách sau đó kích thích họ hành động. Ví dụ như click vào link, để lại thông tin tư vấn, gửi tin nhắn, nhấn đăng ký,…

3.2. Chú ý khi ứng dụng aida trong content

Khi áp dụng aida trong viết content quảng cáo cần chú ý

  • 2 câu đầu bài viết: Dùng để gây sự chú ý với khách hàng. Nên chứa các động từ hoặc tính từ mạnh để khách hàng dừng lại tại bài viết. Kết hợp với hình ảnh thu hút.
  • 1 câu tiếp theo: Dùng để gây hứng thú, tò mò với khách. Nên là một câu mô tả khuyến mãi hoặc công năng vượt trội của sản phẩm/ dịch vụ.
  • Các câu tiếp theo: Dùng để khơi dậy mong muốn của khách hàng. Mô tả kỹ về ưu đãi đặc biệt hoặc USP (Unique Point Sell – Điểm đặc biệt thu hút để bán hàng)
  • Câu cuối: Kêu gọi hành động của người xem quảng cáo. Ngắn gọn, chi tiết, rõ ràng.

AIDA là gì? Hiểu rõ về công thức content bán hàng thế kỷ

4. Mô hình aida trong truyền thông

Trong truyền thông mô hình AIDA vẫn mang ý nghĩa là Chú ý – Hứng thú – Mong muốn – Hành động.

Trong truyền thông aida được triển khai nhiều trên internet. Khi muốn truyền thông về một vấn đề hay sự kiện nào đó. Người làm truyền thông bằng nhiều cách để khiến mọi người chú ý đến vấn đề. Có thể là sự kiện ra mắt, một bài báo, một bài bóc phốt,…

Sau đó sẽ gây tò mò hứng thú về hàng loạt các sự kiện và bài viết khác. Khi đủ hứng thú khách hàng sẽ có hành động tương tác, chia sẻ vấn đề được nhắc đến. Tạo nên hiệu ứng truyền thông lan tỏa. Khi đó chiến dịch truyền thông đạt được hiệu quả.

5. Mô hình aida trong marketing

mô hình aida trong marketing

5.1. A – Attention – Gây sự chú ý với người dùng

Trước khi tạo ra sản phẩm doanh nghiệp đã cần nghiên cứu thị trường để tìm ra thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu. Để khi triển khai marketing doanh nghiệp sẽ đến đúng thị trường đó và gây sự chú ý với khách hàng. Lúc này khách hàng vẫn là những người lạ chưa biết đến sản phẩm, dịch vụ. Giai đoạn chú ý là lúc doanh nghiệp áp dụng nhiều cách để mọi người biết đến sản phẩm, biết đến thương hiệu. Có thể là quảng cáo, PR,…

Ví dụ trong khi làm Seo marketing, dòng tiêu đề và mô tả chính là dùng để gây sự chú ý với người dùng.

5.2. I – Interest – Khiến người dùng hứng thú với sản phẩm

Khi người dùng đã có nhận thức về sản phẩm thì bước tiếp theo chính là thu hút sự quan tâm của họ. Biến họ từ người lạ trở thành khách hàng mục tiêu. Nghĩa là có quan tâm với sản phẩm. Chìa khóa để thu hút  khách hàng chính là tiếp cận đúng cách và mang lại những thông tin giá trị hữu ích. Chọn những nội dung thật chất lượng và khác biệt để kéo khách hàng về phía doanh nghiệp.

5.3. D – Desire – Tạo nên mong muốn của khách hàng

Việc khách hàng thực sự mong muốn có được sản phẩm của doanh nghiệp là thành công của một chiến dịch marketing. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên tăng cường trải nghiệm thực tế của khách hàng. Hoặc đưa ra những trải nghiệm tích cực mà khách hàng khác đã sử dụng.

Trong giai đoạn này nên đưa ra những thông tin có tính chứng thực cao. Những thông tin đã được nghiên cứu.

5.4. A – Action – Kêu gọi hành động (mua hàng)

Mong muốn cuối cùng của bất kỳ chiến dịch marketing nào là quảng bá thương hiệu và tạo ra doanh thu. Vì thế sau khi đã dẫn dắt khách hàng đủ nhiều thì hãy kêu gọi hành động.Kêu gọi hành động phải rõ ràng (Mua ngay, đăng ký ngay,…). Đồng thời cũng phải ngắn gọn. Và chỉ nên kêu gọi khi đã mang đủ thông tin đến khách. Tránh phản tác dụng ngược trở thành lôi kéo khách hàng.

6. Ví dụ mô hình aida của Vinamilk

Vinamilk là doanh nghiệp sữa có thị phần lớn nhất tại Việt Nam hiện tại. Họ cũng áp dụng mô hình AIDA trong việc làm marketing và quảng cáo. Cùng tìm hiểu họ làm như thế nào để có cái nhìn dễ hiểu hơn về mô hình này.

6.1. Giai đoạn chú ý

Vinamilk tập trung vào khách hàng ở thành phố. Chia nhỏ nhóm đối tượng tiếp cận gồm: trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn và người cao tuổi. vinamilk đưa ra sản phẩm riêng đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Giải quyết các vấn đề khách hàng đang gặp phải bằng sản phẩm cốt lõi.

Ví dụ với khách hàng từ 0 đến 6 tuổi. Vinamilk cho ra mắt các sản phẩm sữa bột optimum gold, dielac alpha gold,… Tập trung vào phát triển chiều cao và trí tuệ. Thu hút thành công sự chú ý của phụ huynh có con trong độ tuổi này.

6.2. Giai đoạn gây hứng thú

Vinamilk tập trung gây ấn tượng cho khách hàng bằng khẳng định chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu sữa tự nhiên 100%. Cố công bố khâu tuyển chọn và kiểm định nghiêm ngặt. Vinamilk đầu tư nhiều vào quảng cáo  với những TVC như “Vươn cao Việt Nam”, “mắt sáng dáng cao” hay “Món quà sức khỏe 3 không từ Thiên nhiên”. Vừa tạo cảm xúc cho người xem và vẫn truyền đạt thông điệp ngắn gọn với trẻ em và phụ huynh.

vô hình aida của vinamilk

6.3. Giai đoạn kích thích mong muốn

Vinamilk đầu tư chỉnh chu về nội dung, hình ảnh trên cả fanpage và website công ty. Cung cấp cho người độc những thông tin hữu ích đáp ứng sự quan tâm và nhu cầu khách hàng. Mục tiêu cuối là tăng tối đa lượng người biết đến thương hiệu, tăng độ phủ sóng và nhận diện Vinamilk. Thỏa mãn nguyên tắc của AIDA là tương tác càng nhiều khách hàng càng tăng, doanh thu càng lớn.

6.4. Giai đoạn hành động

Vinamilk làm rất tốt bước này. Doanh nghiệp dùng hình thức tiếp thị tại hiện trường. Tạo chiến dịch “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”, “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”. Vừa nâng cao hình ảnh thương hiệu, vừa kích thích hành động mua hàng vì sự tự hào dân tộc. Sự tin tưởng vào 1 sản phẩm chất lượng Việt Nam.

Kết quả của chiến lược là doanh nghiệp chiếm và khẳng định được vị thế số 1 trên thị trường sữa Việt Nam. Thị phần bỏ xa các đối thủ khác như Vinasoy hay TH True Milk. Mở rộng thị trường sang Pháp, Mỹ, Ba Lan,..

Xem thêm: 4P trong marketing là gì? Chiến lược triển khai từng P

7. Tầm quan trọng của mô hình aida

Mô hình AIDA tạo nên hành trình nuôi dưỡng khách hàng từ khi họ còn chưa trở thành khách hàng thật sự. Khi đó việc doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Vì đã có thời gian nghiên cứu mong muốn, sự quan tâm và nỗi sợ của người tiêu dùng. Việc tạo ra sản phẩm đáp ứng mong muốn của khách hàng sẽ dễ dàng hơn.

Chính vì chủ động nên trong quá trình tiếp thị sản phẩm nếu có vấn đề thì doanh nghiệp giải quyết dễ hơn. Mà vẫn đáp ứng được mục đích cuối của chiến dịch marketing.

Quan trọng nhất, doanh nghiệp xây dựng được tệp khách hàng riêng. Việc chăm sóc sau bán và remarketing sẽ dễ dàng và chủ động hơn.

8. Cách áp dụng mô hình aida trong kinh doanh

AIDA tập trung vào thu hút và thuyết phục khách hàng. Vì thế để khách hàng đi đến hành động cuối là mua hàng thì bạn cần chú ý điều sau.

Bước 1: Nghiên cứu kỹ thị trường, tìm kiếm chính xác khách hàng tiềm năng

Bước 2: Nghiên cứu, thay đổi sản phẩm để đáp ứng mong muốn và giải quyết vấn đề của khách hàng.

Bước 3: Tạo ra phễu nội dung để tiếp cận khách hàng: bắt đầu từ thông tin hữu ích và đến cuối mà thông tin bán hàng

Bước 4: Tìm kiếm kênh bán hàng hiệu quả và tiếp cận khách hàng

Bước 5: Đẩy mạnh quảng cáo để kích thích khách hàng hành động

Bước 6: Tiếp tục chăm sóc chuyển đổi khách hàng. Chăm sóc khách hàng cũ để chuyển phễu sang sản phẩm tiềm năng tiếp theo.

Tham khảo: Content marketing là gì? Tại sao nói “content is King”

9. Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin hữu ích và quan trọng để mọi người hiểu mô hình AIDA. Bao gồm định nghĩa, vai trò, ứng dụng và cách áp dụng mô hình này trong kinh doanh. Chúng tôi đã đưa những ví dụ rất trực quan và dễ hiểu. Vì thế chúc bạn áp dụng thành công chiến dịch marketing bán hàng hiệu quả này.

nhanhoa

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

– Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002