Chiến lược Marketing là gì? [5+ BƯỚC] tạo chiến lược Marketing 2022

Tác giả: Lê Thị Phương Lan
0 Bình luận

Đã từng có rất nhiều thương hiệu thành công nhờ việc áp dụng chiến lược Marketing hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing là gì? Cùng Nhân Hòa tham khảo một số chiến lược Marketing nổi tiếng của các thương hiệu lớn trên thế giới nhé!

Contents

Chiến lược Marketing là gì?

Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống Marketing Mix và mức chi phí cho Marketing.”

Chiến lược Marketing là gì?

Nói một cách đơn giản, chiến lược Marketing là kế hoạch dài hạn dựa trên số liệu của kinh tế vĩ mô, hành vi người dùng. Nhằm tìm kiếm ra thị trường mục tiêu, phương án tiếp cận các đối tượng tiềm năng sao cho phù hợp với ngân sách đã đề ra. Đồng thời hướng tới mục đích chính là thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ nhiều nhất có thể.

>>> Xem thêm: Digital Marketing là gì? Những vấn đề cốt lõi của Digital Marketing

Lợi ích của việc áp dụng chiến lược Marketing là gì?

Lợi ích của việc áp dụng chiến lược Marketing là gì?

Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chiến lược Marketing như một phương thức dài hạn. Bởi họ hiểu được ý nghĩa chiến lược Marketing và những lợi ích nhất định mà nó mang lại.

– Chiến lược Marketing tương tự như một bản thiết kế giúp cung cấp mọi thông tin về cấu trúc, xác định mức chi phí,… một cách bài bản. Mục đích là để tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh hơn

– Khi không sử dụng chiến lược Marketing sẽ gây lãng phí và tổn hại đến ngân sách bởi đầu tư một số tiền lớn vào khâu truyền thông mà không nhận lại được hiệu quả như mong muốn

– Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể đi đúng hướng, phát triển và đưa ra sản phẩm ra thị trường một cách tự nhiên và hiệu quả

– Một chiến lược Marketing được xây dựng bài bản sẽ giúp bạn có thể quản lý được mọi hoạt động của doanh nghiệp

– Khi có rõ một quy trình làm việc sẽ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên và khách hàng, đối tác sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Yếu tố tạo nên một chiến lược Marketing là gì?

– Mục đích

Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Trong đó mục tiêu dài hạn (mục tiêu trên 1 năm). Đây là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

+ Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt lợi nhuận 25%/ năm

+ Năng suất

+ Phát triển việc làm

+ Quan hệ giữa công nhân viên

+ Vị trí dẫn đầu về công nghệ

+ Trách nhiệm trước công chúng

Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gian từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một các chi tiết

– Tính nhất quán

Chìa khóa để tạo dựng thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng chính là tính nhất quán. Nó thể hiện sự nỗ lực nhằm đạt được những mục tiêu và gìn giữ các chuẩn mực của một công ty. Hãy để cho các chiến lược có tính nhất quán trên mọi mặt trận từ truyền thông, mạng xã hội đến các chiến lược sản phẩm

Yếu tố tạo nên một chiến lược Marketing là gì?

– Tính linh hoạt

Điều này giúp bạn sáng tạo với các chiến lược Marketing của mình. Hãy chuẩn bị mọi trường hợp để trong mọi chiến lược bạn đều có phương án để đương đầu với nó

Tính linh hoạt xuất hiện cả trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh, linh hoạt trong quản trị nguồn nhân lực và linh hoạt trong cách tiếp cận khách hàng

– Đem lại cảm xúc cao

Trong một thị trường đặt người tiêu dùng là trung tâm. Hãy tạo ra cho họ những cảm xúc thân thuộc nhất để khiến sản phẩm dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định

– Nhận diện đối thủ cạnh tranh

Hãy coi đối thủ cạnh tranh như một nguồn động lực cho sự đổi mới, cải thiện chiến lược riêng của doanh nghiệp bạn. Khi liệt kê đối thủ cạnh tranh của công ty, bạn hãy xem xét những yếu tố sau:

+ Những đối thủ cung cấp sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn

+ Những công ty sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm của bạn

+ Người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả và thường xuyên thay đổi nhà cung cấp

+ Khả năng tăng giá và giảm số lượng hàng cung ứng của những nhà cung cấp riêng của bạn

>>> Xem thêm: 7P trong Marketing là gì? Áp dụng và phát triển 7P trong Marketing

Các loại hình chiến lược Marketing

Các loại hình chiến lược Marketing

– Marketing đại trà

Loại hình chiến lược Marketing đại trà thường hướng đến một phạm vi thị trường cực rộng. Theo đó, khi một doanh nghiệp theo đuổi phương thức Marketing đại trà đồng nghĩa họ chấp nhận bỏ tính khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Mục tiêu hướng đến lúc này là giúp sản phẩm hoặc dịch vụ bao phủ toàn bộ thị trường

Khi áp dụng chiến lược Marketing đại trà, doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích cơ bản như: 

+ Bao phủ nhiều nhóm đối tượng khách hàng

+ Ít phải đối mặt rủi ro

+ Chi phí sản xuất thấp

+ Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá thấp

+ Doanh số bán hàng dự kiến sẽ rất lớn

– Marketing phân biệt

Marketing phân biệt hay differentiated marketing strategy. Khác với loại hình đại trà thường không đầu tư nhiều cho khâu phân tích thị trường, Marketing phân biệt lại rất đề cao quy trình nghiên cứu thị trường

Ưu điểm của mô hình Marketing phân biệt chính là thỏa mãn tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng. Giúp sản phẩm của doanh nghiệp thêm đa dạng và có độ phủ sóng rộng. Tuy nhiên, nguồn lực cho chi phí sản xuất, nghiên cứu thị trường lại tương đối lớn

– Marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung hay Centralized marketing strategy. Đây là mô hình chiến lược mà doanh nghiệp sẽ dồn lực chinh phục một mảng thị trường. Trái ngược với mô hình marketing đại trà và phân biệt

Khi dồn sức vào chỉ một giai đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được chỗ đứng tại mảng thị trường đó. Từ đó tiếp tục vững bước trên hàng trình tạo ưu thế độc quyền tạo sức ảnh hưởng riêng

Các bước xây dựng và phát triển chiến lược Marketing

Các bước xây dựng và phát triển chiến lược Marketing

– Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Các mục tiêu chiến lược sẽ dựa theo kế hoạch kinh doanh tổng thể. Một số mục tiêu tiếp thị có thể là tăng doanh số kinh doanh, nâng cao nhận thức về thương hiệu,…

– Bước 2: Thực hiện phân tích sơ bộ 

Tìm hiểu về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hoạt động, ma trận SWOT để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, tận dụng những xu hướng mới,…

– Bước 3: Tìm hiểu về khách hàng

Khách hàng luôn là trọng tâm ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Vì thế ngay từ bước xây dựng chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ về Insight khách hàng, nhu cầu, mong muốn,… Nhằm tăng khả năng thành công trong các hoạt động Marketing

– Bước 4: Hiểu sản phẩm và nguồn lực của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần có sự hiểu rõ những gì đang cung cấp cho khách hàng. Dựa vào mô hình Marketing 4P, bạn có thể tìm câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, giá bán,…

– Bước 5: Xác định mục tiêu cụ thể

Hãy cụ thể hóa chiến lược của bạn bằng các mục tiêu nhỏ hơn, bước này là cơ sở để thực hiện và đạt được các mục tiêu

Lưu ý, bạn nên sử dụng phương pháp SMART. Các mục tiêu cụ thể cần đảm bảo các yếu tố về cụ thể, đo lường, khả năng đạt được, mức độ phù hợp, thời gian

– Bước 6: Lên Outline (dàn ý)

Dàn ý giúp định hình xuyên suốt các quá trình trong chiến lược Marketing. Các hoạt động triển khai đúng hướng, mang đến góc nhìn toàn diện, dễ kiểm soát

Sau khi đã có mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần lựa chọn phương pháp, công cụ, kỹ thuật để thực hiện chúng

– Bước 7: Đặt vá chuẩn bị ngân sách

Ngân sách là một yếu tố cần thiết để thực hiện hóa các ý tưởng của bạn. Doanh nghiệp cần đầu tư mức ngân sách phù hợp để triển khai các hoạt động Marketing

Hơn nữa, chuẩn bị sẵn mức ngân sách giúp bạn có hướng chi tiêu hợp lý và giảm thiểu tối đa các khoản chi lãng phí, không kiểm soát

– Bước 8: Lập kế hoạch Marketing

Với một Marketing Plan sẽ là kế hoạch hành động trình bày chi tiết cách mà bạn sẽ triển khai các hoạt động Marketing của mình

– Bước 9: Phân tích hiệu suất

Trong kinh doanh, việc tính toán và đo lường hiệu suất vô cùng quan trọng để bạn có thể đánh giá được mức độ thành công của chiến lược Marketing

>>> Xem thêm: Mẫu thư cảm ơn khách hàng [NGẮN GỌN] và [HAY NHẤT]

Một số chiến lược Marketing nổi tiếng trên thế giới

– Coca-Cola: Thương hiệu nhất quán

Coca-Cola là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhờ xây dựng thành công các chiến lược Marketing

Một trong những bí quyết khiến Coca-Cola được biết đến trên toàn thế giới chính là nhờ chiến lược nhất quán, kiên định với thương hiệu của mình. Trên thế giới người ta cũng có thể nhận ra logo của Coca-Cola với nền logo đỏ và chữ Coca-Cola màu trắng đặc trưng

Trong suốt 130 năm hoạt động và phát triển Coca-Cola vẫn giữ được bản sắc thương hiệu cũng như sản phẩm của mình

– Apple: Tạo ra tin đồn

Apple chưa bao giờ phải bỏ ra nhiều chi phí để quảng bá sản phẩm của mình. Họ sử dụng chiến lược tạo ra tin đồn hay Marketing truyền miệng nhằm đánh vào tâm lý tò mò của khách hàng

Phần lớn các khách hàng của Apple đều sốt sắng và mong chờ các sản phẩm mới của hãng ngay cả khi chúng mới chỉ là kế hoạch trên giấy

– Starbucks: Chiến lược Social media

Starbucks khai thác những mong muốn và nhu cầu của khách hàng, xây dựng nên kênh truyền thông thành công trên các công cụ mạng xã hội như: Facebook, Twitter và Instagram

Thành công và độ phủ sóng của Starbucks hiện nay được xây dựng dựa trên các lý do như: Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện social media

Kết luận

Khi doanh nghiệp của bạn hoạt động, bạn cần đánh giá và điều chỉnh các chiến lược Marketing để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Qua bài viết trên, Nhân Hòa đã cung cấp cho bạn những kiến thức về chiến lược Marketing. Bạn có thể áp dụng những điều này để đem lại hiệu quả cho hoạt động Marketing của mình.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

VĂN PHÒNG TP. HCM

CHI NHÁNH NGHỆ AN

Copyright © 2002 – 2021 Nhan Hoa Software Company. All Rights Reserved.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa. Đại diện: Ông Hồ Trung Dũng
Giấy phép kinh doanh số: 0101289966 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp ngày 19/09/2002